Để chào đón năm mới 2014, hôm nay Toantid chia sẻ với mọi người bài viết
"Quy trình nhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam" (góc độ doanh nghiệp NK)
Bài viết khái quát chung cho hầu hết các loại hàng, không cụ thể là loại hàng nào, cũng không nói rõ là nhập khẩu từ nước nào. Do thủ tục nhập khẩu của từng loại hình nhập khẩu và của từng loại hàng hóa khác nhau nên mình cũng chỉ khái quát các bước và các chứng từ cần thiết nhất.
Đối với từng loại mặt hàng riêng, các bạn có thể tham khảo thêm trong các thông tư, văn bản khác.
Quy trình nhập khẩu một lô hàng từ nước ngoài về Việt Nam.
Bước 1. Tìm nhà XK và khảo giá
Điều đầu tiên là bạn phải tìm hiểu được hàng hóa của bạn và biết được các thông cụ thể về doanh nghiệp xuất khẩu (The exporter / saler).
- Về hàng hóa: Tên hàng hóa, chất lượng hàng hóa (có thể yêu cầu gửi hàng mẫu), quy cách đóng hàng, giá cả (nếu mua hàng số lượng nhỏ? Nếu mua số lượng lớn), thời gian sản xuất hàng, hạn sử dụng của hàng, hàng của bạn đã có nhiều công ty ở VN nhập chưa?.vv...
- Về doanh nghiệp xuất khẩu: Quy mô của công ty,? địa chỉ, số đt, email, skype, yahoo, ?? Thị trường của công ty? sản phẩm nổi bật nhất?
Sau khi tìm hiểu về công ty và hàng hóa thì bạn sẽ đặt hàng và lên kế hoạch nhập hàng.
Bước 2. Đặt hàng
Bạn có thể gửi Giấy đặt hàng (Offer Sheet) cho nhà XK hoặc gửi email. Điều đó không quan trọng trong việc giao thương. Trong Offer Sheet có ghi rõ các nội dung sau:
- Thông tin The seller (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
- Thông tin The Buyer (Tên công ty , địa chỉ, số điện thoại, email, người đại diện)
- Thông tin hàng hóa (Tên hàng hóa, số lượng, điều kiện giao hàng, tổng tiền)
- Điều kiện thanh toán
Ghi nhớ khi đặt hàng bạn nên yêu cầu The seller gửi luôn Proma Invoice.
Bạn có thể dụng Proma Invoice này để chuyển tiền ở ngân hàng được (Tùy từng điều kiện thanh toán.
Bước 3. Lên hợp đồng và xác định ngày lên tàu.
Lên hợp đồng
Trong bài này mình không đề cập chi tiết đến những điều khoản trong hợp đồng.
Nhưng bạn nên chú ý đến 1 vài điều khoản sau:
- Tên hàng, số lượng, tổng tiền: Các thông tin này phải khớp với invoice, packing list, BL nữa nhé.
- Nguồn gốc: (từ nước nào) Thông tin này quan trọng. Nếu thiếu thì hải quan sẽ làm khó bạn đó.
- Điều khoản thanh toán: Bạn cần xem xét nhiều góc độ nhé: về thời gian thanh toán, thời gian giao hàng, thời gian tàu đi, nếu dùng LC thì xem xét cả thời gian vận chuyển nữa.
Những điều khoản khác bạn có thể tham khảo thêm một số sách được học trong trường hoặc ở các trang web khác.
Xác định ngày lên tàu:
Tùy từng điều khoản giao hàng, bạn cùng với The seller xác định ngày lên tàu, book tàu và vận chuyển hàng về cảng ở VN.
Nhà NK hay nhà XK đều có thể book tàu trực tiếp với hãng tàu, hay forwarder. Quan trọng là hai bên phối hợp sao cho tốt quá trình book tàu và vận chuyển hàng đến cảng. Nhà XK sẽ không ngại nếu như bạn nói bạn có thể làm tốt phần vận chuyển quốc tế. Hay nếu công ty bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc vận chuyển quốc tế, trong khi nhà XK làm tốt việc đó, thì hãy để họ giúp đỡ bạn. Trong việc giao thương quốc tế, quan trọng là hiệu quả như thế nào. Đừng cố ép nó theo điều khoản giao hàng đã định trong hợp đồng.
Bước 4. Nhà XK đóng hàng và giao hàng tại cảng.
Bạn cũng nên theo dõi quá trình nhà XK đóng hàng và giao hàng tại cảng nhé. Thời gian họ đóng hàng là bao giờ, họ đóng trong bao nhiêu lâu? vận chuyển từ nhà máy đến cảng mất bao nhiêu thời gian. Đó là những thông tin quan trọng để bạn sắp xếp thời gian cho những lô hàng sau (Trong trường hợp cần hàng gấp và để khớp với lịch tàu)
Một lời hỏi thăm về hàng hóa sau khi đã đóng hàng xong và vận chuyển hàng đến cảng cũng có thể tạo thêm mối quan hệ của doanh nghiệp bạn với nhà XK.
Bước 5. Vận chuyển quốc tế
- Bằng đường hàng không
- Bằng đường biển
Dù lô hàng của bạn vận chuyển bằng phương thức nào thì bạn cũng nên chú ý các điểm sau:
- Tên hãng vận tải
- Lịch đi bao nhiêu chuyến/tuần
- Thời gian vận chuyển mất bao nhiêu lâu?
- Thời gian muộn nhất giao hàng làkhi nào?
- Ngày đi/ngày đến
- Đi trực tiếp hay chuyển tải (direct/tranship)
- Cảng đi/cảng đến
Bước 6. Thanh toán quốc tế:
Thời gian thanh toán dựa theo hợp đồng giữa hai bên. Mình để ở bước 6 cho một lô hàng chung chung thôi nhé.
Thanh toán quốc tế thì bạn lưu ý chuẩn bị chứng từ đúng theo những gì ở trong hợp đồng đã nêu rõ nhé. Ví dụ: Trong hợp đồng nói điều khoản thanh toán TT 100% sau khi nhận được bản copy của BL, invoice, packing list thì bạn phải có đầy đủ giấy tờ thì họ mới chuyển nhé.
Ngoài ra, các thông tin về người hưởng lợi, tên ngân hàng hưởng lợi, địa chỉ cũng phải khớp nhau trong hợp đồng, invoice.
Bước 7. Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại VN.
Như đã nói ở trên, đối với từng loại hình, từng loại mặt hàng sẽ yêu cầu những chứng từ khác nhau. Ở đây mình liệt kê một vài chứng từ nhé:
- Hợp đồng (Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Danh sách hàng hóa (Packing list)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc ( CO)
- Kiểm dịch thực vật Phytosan
- Certificate of analysis
- Health certificate
- Certificate of free sale
- Công bố chất lượng
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
- VV....
Sau khi đã có đầy đủ bộ chứng từ, bạn tiến hàng khai hải quan và thông quan.
Bước 8. Lấy hàng và đưa hàng về kho.
The End!
Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013
Tác dụng và cách dùng Đông Trùng Hạ Thảo
Hiện nay, Đông Trùng Hạ Thảo (ĐTHT) đang được nhiều người tin dùng. Nhưng ít người hiểu rõ về ĐTHT để chọn mua đúng loại, sử dụng đúng cách, bảo đảm hiệu quả tối đa.
Dược sĩ Phan Quang Trí của công ty dược phẩm Phan Nam tư vấn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ĐTHT để có cách sử dụng tốt nhất.
- Được biết ĐTHT rất tốt cho sức khỏe, dược sĩ có thể cho biết ĐTHT mang lại những tác dụng gì?
Khi dùng thường xuyên, ĐTHT mang lại 6 công dụng chính:
- Ăn ngon ngủ khỏe
- Tiêu tan nhức mỏi
- Ngăn ngừa bệnh tật
- Tốt phổi bổ thận
- Minh mẫn khỏe mạnh
- Kéo dài tuổi thọ
Khi dùng lâu dài, ĐTHT còn giúp ngăn ngừa và làm giảm các bệnh: xơ vữa động mạch, căng thẳng stress và thiếu máu.
- Đối tượng sử dụng ĐTHT là ai?
ĐTHT dùng được cho cả nam lẫn nữ, tuổi từ 12 trở lên. ĐTHT đặc biệt rất tốt cho:
- Người lớn tuổi, hay mệt mỏi, đau nhức
- Người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh
- Người ho lâu ngày, lao phổi, hen suyễn
- Người suy thận, mắc các bệnh lý về thận
- Người ốm yếu, sức đề kháng kém; người cần hồi phục sau cơn bệnh nặng
- Phụ nữ cần cải thiện chứng lạnh tử cung (hiếm muộn), phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
Với phụ nữ có thai và đang cho con bú, xin hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi dùng. Nếu đang điều trị bệnh, nên uống ĐTHT cách 3 - 4 tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc điều trị.
- Xin hỏi dược sĩ, dùng ĐTHT cả nguyên con thì sẽ lấy được hết tất cả thành phần dưỡng chất quý giá của ĐTHT, có đúng không?
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh: phần thân sâu non chỉ có tác dụng nuôi dưỡng cọng nấm. Nấm càng phát triển, càng hút hết dinh dưỡng từ sâu non, cuối cùng sâu non chỉ còn lại cái xác rỗng. Ngược lại, tất cả những thành phần dinh dưỡng đặc biệt quý giá đều nằm trong phần nấm.
Vì vậy, khi sử dụng cả nguyên con ĐTHT thì có nguy cơ chứa nhiều tạp chất (từ xác sâu rỗng), thành phần hoạt chất sinh học kém, ít, không mang lại hiệu quả đáng kể. Trong khi dạng viên uống ĐTHT nguyên chất, tinh khiết, có chất lượng cao là loại được chắt lọc và cô đặc những tinh chất quý giá nhất của phần nấm mà thôi, sẽ giúp mang lại các hiệu quả sinh học đáng kể.
- Xin dược sĩ cho biết sử dụng ĐTHT như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Tùy vào mục đích mà chọn cách sử dụng phù hợp:
· Để duy trì, bồi bổ sức khỏe hoặc ngăn ngừa bệnh (xơ vữa động mạch, tai biến, tim mạch, stress…): uống ngày 2 lần, lần 1 viên.
· Để tập trung tăng cường thể trạng cho cơ thể suy nhược, già yếu hoặc để hỗ trợ điều trị các bệnh (suy thận, phổi, hiếm muộn…): uống ngày 2 lần, lần 2 viên.
Liều dùng này được khuyên dùng đối với viên ĐTHT nguyên chất, hàm lượng tương đương 500mg, là hàm lượng lý tưởng cho người trưởng thành.
Với hàm lượng thấp hơn, tuy cũng mang lại ít nhiều tác dụng, nhưng không đủ để tạo ra các tác động sinh học mạnh mẽ, nên không mang lại hiệu quả rõ rệt cho sức khỏe.
Dược sĩ Phan Quang Trí của công ty dược phẩm Phan Nam tư vấn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ĐTHT để có cách sử dụng tốt nhất.
- Được biết ĐTHT rất tốt cho sức khỏe, dược sĩ có thể cho biết ĐTHT mang lại những tác dụng gì?
Khi dùng thường xuyên, ĐTHT mang lại 6 công dụng chính:
- Ăn ngon ngủ khỏe
- Tiêu tan nhức mỏi
- Ngăn ngừa bệnh tật
- Tốt phổi bổ thận
- Minh mẫn khỏe mạnh
- Kéo dài tuổi thọ
Khi dùng lâu dài, ĐTHT còn giúp ngăn ngừa và làm giảm các bệnh: xơ vữa động mạch, căng thẳng stress và thiếu máu.
- Đối tượng sử dụng ĐTHT là ai?
ĐTHT dùng được cho cả nam lẫn nữ, tuổi từ 12 trở lên. ĐTHT đặc biệt rất tốt cho:
- Người lớn tuổi, hay mệt mỏi, đau nhức
- Người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh
- Người ho lâu ngày, lao phổi, hen suyễn
- Người suy thận, mắc các bệnh lý về thận
- Người ốm yếu, sức đề kháng kém; người cần hồi phục sau cơn bệnh nặng
- Phụ nữ cần cải thiện chứng lạnh tử cung (hiếm muộn), phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
Với phụ nữ có thai và đang cho con bú, xin hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi dùng. Nếu đang điều trị bệnh, nên uống ĐTHT cách 3 - 4 tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc điều trị.
- Xin hỏi dược sĩ, dùng ĐTHT cả nguyên con thì sẽ lấy được hết tất cả thành phần dưỡng chất quý giá của ĐTHT, có đúng không?
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh: phần thân sâu non chỉ có tác dụng nuôi dưỡng cọng nấm. Nấm càng phát triển, càng hút hết dinh dưỡng từ sâu non, cuối cùng sâu non chỉ còn lại cái xác rỗng. Ngược lại, tất cả những thành phần dinh dưỡng đặc biệt quý giá đều nằm trong phần nấm.
Vì vậy, khi sử dụng cả nguyên con ĐTHT thì có nguy cơ chứa nhiều tạp chất (từ xác sâu rỗng), thành phần hoạt chất sinh học kém, ít, không mang lại hiệu quả đáng kể. Trong khi dạng viên uống ĐTHT nguyên chất, tinh khiết, có chất lượng cao là loại được chắt lọc và cô đặc những tinh chất quý giá nhất của phần nấm mà thôi, sẽ giúp mang lại các hiệu quả sinh học đáng kể.
- Xin dược sĩ cho biết sử dụng ĐTHT như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Tùy vào mục đích mà chọn cách sử dụng phù hợp:
· Để duy trì, bồi bổ sức khỏe hoặc ngăn ngừa bệnh (xơ vữa động mạch, tai biến, tim mạch, stress…): uống ngày 2 lần, lần 1 viên.
· Để tập trung tăng cường thể trạng cho cơ thể suy nhược, già yếu hoặc để hỗ trợ điều trị các bệnh (suy thận, phổi, hiếm muộn…): uống ngày 2 lần, lần 2 viên.
Liều dùng này được khuyên dùng đối với viên ĐTHT nguyên chất, hàm lượng tương đương 500mg, là hàm lượng lý tưởng cho người trưởng thành.
Với hàm lượng thấp hơn, tuy cũng mang lại ít nhiều tác dụng, nhưng không đủ để tạo ra các tác động sinh học mạnh mẽ, nên không mang lại hiệu quả rõ rệt cho sức khỏe.
Tìm hiểu về Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng[2].
Tên gọi "đông trùng hạ thảo" (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.
Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt [3].
Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Tên gọi "đông trùng hạ thảo" (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.
Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt [3].
Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
Thành phần
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...)Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013
Công văn hỏa tốc 15269/BTC-TCHQ hướng dẫn thực hiện điều 27, thông tư 128/2013/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 15269/BTC-TCHQ V/v Hướng dẫn thực hiện Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong quá trình thực hiện Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính có một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp phản ảnh vướng mắc trong việc đưa hàng về bảo quản.
Để giải quyết vướng mắc, đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành có yêu cầu đưa về bảo quản, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện điểm b khoản 2 Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC như sau.
1. Đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu (trừ ô tô và xe gắn máy): Thủ tục đưa hàng về bảo quản thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
2. Đối với hàng hóa khác:
Một số nhóm hàng đặc thù sau đây được đưa về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của doanh nghiệp để kiểm tra chuyên ngành và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện giám sát hải quan:
- Hàng phải bảo quản đặc biệt: vắc xin, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế.
- Hàng rời, cồng kềnh: thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối.
- Hàng là nguyên liêu phục vụ sản xuất.
- Máy móc thiết bị, xe máy chuyên dùng.
- Nhóm hàng khác (nếu có), do Tổng cục Hải quan hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đề nghị.
Hàng hóa được đưa về bảo quản phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Kho, bãi bảo quản hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan: có tường rào ngăn cách, có cổng cửa để khóa, hoặc có camera nối mạng với cơ quan hải quan để theo dõi. Cơ quan hải quan tại địa bàn kho, bãi bảo quản hàng hóa có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận địa điểm bảo quản đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện bàn giao trách nhiệm giám sát hàng hóa cho đơn vị hải quan tại địa bàn kho hàng, thủ tục bàn giao thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
3. Đối với ô tô, xe máy: Doanh nghiệp được mang về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho của doanh nghiệp để kiểm tra và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận trên giấy đăng ký kiểm tra. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan.
4. Để quản lý chặt chẽ hàng hóa đưa về bảo quản. Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện độc lập hoặc phối hợp với cơ quan kiểm tra chuyên ngành tiến hành việc kiểm tra đột xuất để đánh giá mức độ chấp hành của doanh nghiệp trong việc bảo quản hàng hóa chờ thông quan. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp vi phạm thì xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật đồng thời không tiếp tục cho doanh nghiệp mang hàng về bảo quản theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC và hướng dẫn tại công văn này.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc các đơn vị báo cáo về Tổng cục Hải quan để hướng dẫn theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ Tài chính giải quyết./.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (để báo cáo); - Lưu: VT, TCHQ(2b) | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Giải quyết cho doanh nghiệp mang hàng về bảo quản
Ngay sau khi Bộ Tài chính có công văn sô 15269/BTC-TCHQ hướng dẫn gỡ vướng đối với hàng NK phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và kiểm tra Nhà nước về chất lượng (kiểm tra chuyên ngành) quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC, các Chi cục Hải quan cửa khẩu TP.HCM đã giải quyết cho DN mang hàng về bảo quản, với cam kết của DN chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.
Giải tỏa hàng
Sáng 11-11, ông Bùi Xuân Hướng, Đội trưởng Đội Thủ tục hàng hóa XNK Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 2 cho biết, toàn bộ 24.200 tấn muối công nghiệp NK tại cảng Khánh Hội (quận 4 - TP.HCM) của Công ty CP Tập đoàn Muối miền Nam đã được Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 2 tạm giải tỏa cho DN mang hàng về kho riêng bảo quản, chờ kết quả kiểm tra Nhà nước về chất lượng theo chỉ đạo của Cục Hải quan TP.HCM.
Công ty CP Tập đoàn Muối miền Nam phải có trách nhiệm thường xuyên báo cáo cho cơ quan Hải quan về tình trạng hàng hóa được bảo quản đang trong sự kiểm tra, giám sát của Hải quan và phải giữ nguyên hàng hóa, không được phép đưa ra sử dụng khi chưa được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan. Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 2 có trách nhiệm, kiểm tra, giám sát đối với lô muối NK nêu trên của Công ty CP Tập đoàn Muối miền Nam được mang về bảo quản và tiến hành kiểm tra đột xuất hàng hóa của DN.
Lô hàng trên được Công ty CP Tập đoàn Muối miền Nam làm thủ tục hải quan NK tại Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 2. Theo quy định mặt hàng này phải kiểm tra chất lượng Nhà nước theo quy định và DN chỉ được mang hàng về kho bảo quản trong trường hợp được cơ quan kiểm tra chuyên ngành kiểm tra, công nhận là địa điểm kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, DN phản ánh, để có kết quả kiểm tra chuyên ngành đối với lô hàng muối nêu trên, DN phải lưu hàng tại cảng trong thời gian dài ngày, với số lượng hàng lớn, sẽ rất tốn kém.
Theo ông Trần Quang Phụng, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Muối miền Nam, việc giải tỏa hàng cho DN đưa về kho riêng bảo quản chờ kết quả kiềm tra chuyên ngành tránh thiệt hại cho DN về chi phí phát sinh, trong đó có tiền phạt tàu nước ngoài mỗi ngày 5.000 USD.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hữu Nghiệp, cơ quan Hải quan chỉ giải quyết đối với từng lô hàng cụ thể, DN có cam kết, thường xuyên báo cáo cho cơ quan Hải quan về tình trạng hàng hóa được bảo quản đang trong sự kiểm tra, giám sát của Hải quan và phải giữ nguyên hàng hóa, không được phép đưa ra sử dụng khi chưa được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan.
Tại Hải quan Hải Phòng, đầu mối có lưu lượng hàng hóa XNK lớn ở khu vực phía Bắc, cũng phát sinh vướng mắc nêu trên nhưng tình hình không quá căng thẳng như địa bàn TP.HCM. Theo đại diện một số Chi cục Hải quan cửa khẩu tại Hải quan Hải Phòng, đơn vị thực hiện đúng theo quy định trong Thông tư 128 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Những trường hợp nào được phép mang hàng về bảo quản chờ kết quả kiểm tra các đơn vị đều giải quyết kịp thời, đúng quy định để tạo thuận lợi cho DN.
Lãnh đạo một Chi cục Hải quan cửa khẩu ở Hải Phòng chia sẻ, vẫn đề mất thêm thời gian lưu giữ hàng hóa (chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành) chủ yếu phát sinh thêm chi phí cho DN. Thực tế có trường hợp DN không có kho để bảo quản hàng hóa mà khi nhập về DN muốn chuyển hàng luôn cho đối tác.
Phối hợp hỗ trợ DN
Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, Cục Hải quan TP.HCM đã chủ động báo cáo các vướng mắc trước và trong khi triển khai Thông tư 128/2013/TT-BTC. Bên cạnh đó, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành bàn biện pháp để hỗ trợ tốt nhất cho DN, đồng thời vẫn đảm bảo quản lí chặt chẽ hàng hóa NK phải kiểm tra chất lượng.
Ông Nghiệp cho biết thêm, theo công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính, một số nhóm hàng hóa đặc thù sẽ được đưa về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của DN để kiểm tra và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện giám sát hải quan. Cơ quan Hải quan tại địa bàn kho, bãi bảo quản hàng hóa có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận địa điểm bảo quản đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. Cơ quan Hải quan kiểm tra đột xuất các lô hàng được giải tỏa…
Theo một số đơn vị hải quan cửa khẩu, việc tạm giải tỏa cho DN mang hàng về kho bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành nhằm để tạo thuận lợi cho DN, tránh phát sinh chi phí lưu hàng tại cảng, tránh ách tắc hàng hóa. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan cũng chỉ giải quyết đối với từng lô hàng cụ thế, vì cả DN và cơ quan Hải quan khó thực hiện được các yêu cầu trên.
Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 Nguyễn Thị Bông cho biết, trung bình mỗi ngày đơn vị tiếp nhận khoảng 50-60 lô hàng NK phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Ngay sau khi có công văn của Bộ Tài chính, lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM đã chỉ đạo chi cục xem xét giải quyết cho DN mang hàng về kho riêng bảo quản nếu đáp ứng yêu cầu.
Đại diện các Chi cục Hải quan cửa khẩu ở Hải Phòng cho biết, bên cạnh kịp thời giải quyết thủ cho DN theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan các đơn vị tiếp tục tiếp nhận phản ánh vướng mắc của DN để phản ánh lên Cục Hải quan Hải Phòng và Tổng cục Hải quan. Lãnh đạo Phòng Giám sát quản lí về hải quan (Cục Hải quan Hải Phòng) cho biết, đơn vị cũng đang tập hợp và hoàn thiện các vướng mắc khi thực hiện Thông tư 128 để báo cáo Tổng cục Hải quan.
Không chỉ có các cửa khẩu cảng biển, tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hàng ngày có lượng hàng hóa NK phải kiểm tra chuyên ngành cũng rất lớn. Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Nguyễn Xuân Bình do tính chất đặc thù đối với hàng NK qua đường hàng không phần nhiều là hàng tươi sống, nên cơ quan Hải quan, DN và cơ quan kiểm dịch đã phối hợp tháo gỡ ngay các trường hợp vướng mắc, tạo thuận lợi cho hàng hóa NK của DN. Không có hiện tượng kẹt hàng NK phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.
Trong cuộc họp với Cục Hải quan TP.HCM mới đây, các cơ quan kiểm dịch trên địa bàn TP.HCM đề nghị cơ quan Hải quan chỉ giải quyết cho DN mang hàng về kho bảo quản nếu trên giấy đăng kí ghi rõ nội dung cho DN mang hàng về địa điểm cụ thể để lấy mẫu kiểm tra hoặc cấp giấy chứng nhận tạm. Cơ quan Thú y vùng VI tiếp tục công nhận các địa điểm kho chứa hàng hóa của DN đảm bảo điều kiện theo quy định thông báo cho cơ quan Hải quan. Chỉ khi nào, cơ quan Thú y vùng VI cấp giấy chứng nhận vận chuyển về kho riêng bảo quản, cơ quan Hải quan mới giải quyết cho DN mang hàng về bảo quản. Trong tuần này, Cục Hải quan TP.HCM sẽ kí kết quy chế phối hợp với cơ quan kiểm dịch.
Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 02/9/2013 của Bộ tài chính: Đã khó còn thêm khổ
(DĐDN) - Điều 27, thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 02/9/2013 của Bộ tài chính (Thông tư 128) với quy định hàng hóa nhập khẩu phải được kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan có hiệu lực từ ngày 1/11/2013 đang khiến các cơ quan làm thủ tục thông quan cũng như các DN nhập khẩu rơi vào thế khó.
Để có được giấy kiểm tra chuyên ngành, DN mất gần 10 ngày,
chưa kể chi phí lưu tàu tại cảng.
chưa kể chi phí lưu tàu tại cảng.
Ông Trần Quang Phụng - Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn muối miền Nam cho biết : “Cty thuê tàu hàng Zeusi chở 24.000 tấn muối nhập từ Ấn Độ cập cảng Nhà Rồng - Khánh Hội đã gần 1 tuần nay nhưng chưa được thông quan đang gây nhiều thiệt hại : Hiện mỗi ngày chúng tôi mất hàng trăm triệu đồng, trong đó, riêng phí lưu tàu đã mất 5.000 USD/ngày. Hơn nữa, việc hàng hóa không được thông quan dẫn tới chậm giao hàng cho đối tác, không chỉ DN lỡ kế hoạch sản xuất mà còn bị phía đối tác phạt vi phạm hợp đồng. Đấy là chưa kể, muối là một mặt hàng dễ bị hao tổn khi phơi ngoài trời, càng chậm đưa vào kho bảo quản ngày nào càng hụt hàng ngày đó”.
DN thiệt hại khôn lường
Cty Long Hải hiện cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ông Trần Dũng - GĐ Cty Long Hải chia sẻ : 6.000 tấn phân bón mà Cty nhập từ Thụy Sĩ đang trùm mền tại cảng. Quy định mới không cho phép DN mang hàng về kho nhà mà phải chuyển về kho của đơn vị kiểm định trong khi các đơn vị này không có kho nên vài nghìn tấn phân bón nằm “chết” trên tàu phơi nắng, phơi sương. Để có được giấy kiểm tra chuyên ngành mất gần 10 ngày, chưa kể chi phí lưu tàu tại cảng, chỉ sợ tới lúc lấy được hàng về, phân bón sẽ bị vón cục không xài được.
Theo ông Lê Quang Nhật - GĐ Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội : Thông tư 128 đang gây ra nhiều khó khăn không chỉ đối với các DN làm hàng tại cảng. Ngoài việc cảng vẫn phải trả lương cho công nhân bốc xếp (dù họ không có việc làm), còn ảnh hưởng tới kế hoạch quay vòng tàu. Hơn nữa, nếu số lượng hàng lớn, bãi chứa của cảng sẽ không đủ sức chứa, trong trường hợp là những mặt hàng khó bảo quản thì cảng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc bảo toàn hàng hóa.
Cơ quan quản lý lúng túng
Thông tư 128 đang gây ra nhiều khó khăn cho cả các DN làm hàng tại cảng và cơ quan chuyên ngành. |
Kiến nghị này đã được Tổng cục Hải quan đồng ý, chấp nhận cho sử dụng kho của các DN với điều kiện các kho này phải được cơ quan kiểm tra chuyên ngành trực tiếp xuống kiểm tra, công nhận và phải chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa đưa về kho DN bảo quản cho tới khi nào hải quan thông quan. Tuy nhiên, các cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa tán thành với kiến nghị này. Lý do họ đưa ra là để công nhận đạt chuẩn không hề dễ dàng gì chứ chưa nói tới vấn đề cử người giám sát và chịu trách nhiệm bảo toàn hàng hóa trong thời gian chờ thông quan. Mặt khác, hiện nay các cơ quan kiểm tra chuyên ngành cấp trên chưa có chỉ đạo về vấn đề này khiến cấp dưới đang rất lúng túng, dẫn tới hàng hóa không được mang về kho của DN. Vì vậy “tắc” hàng ở cảng là chuyện đương nhiên.
Đánh giá về thông tư 128, ông Nhật nhìn nhận : “Khi ban hành một thông tư cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên. Đặc biệt, các cơ quan lấy mẫu phải đáp ứng được yêu cầu thông tư đề ra. Nếu không, thông tư này sẽ thất bại vì nếu tính đúng, tính đủ như nội dung Điều 27 Thông tư 128 quy định, khi DN nhập một lô hàng với số lượng 2.000 container thì cơ quan kiểm tra chuyên ngành phải lấy đủ 2.000 mẫu. Đây là điều không thể vì chắc chắn cơ quan này không đủ nhân sự để làm công việc này”.
Ông Lê Quang Nhật - GĐ Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội : Những quy định quá khắt khe trong thông tư 128 là không cần thiết, bởi lẽ, trước khi ký kết nhập hàng với đối tác nước ngoài, DN đã có mẫu hàng đăng ký với cơ quan nhà nước, nếu nhà nước cho phép thì DN mới dám nhập lô hàng này. khi hàng về cảng, nhà nhập khẩu mang một vài mẫu ngẫu nhiên đi kiểm định là xong, đâu nhất thiết phải mang tất cả các mẫu ở tất cả các container hàng đi kiểm định vừa tốn chi phí vừa tốn thời gian của DN. Bên cạnh đó, nhiều khi hàng của DN về vào chiều thứ 6, gặp lúc thứ 7 và chủ nhật cơ quan nhà nước nghỉ làm việc không kiểm định được thì tự nhiên hàng bị lưu thêm 2 ngày một cách vô lý ! Công tác kiểm nghiệm đôi khi kéo dài cả tuần có thể không là gì đối với các cơ quan kiểm định nhưng lưu hàng thêm 1 tuần, DN nhập khẩu sẽ “thiệt hại khôn lường. Ông Đặng Thái Thiện - Phó Trưởng phòng Giám sát và quản lý về hải quan Cục Hải quan TP HCM : Để khắc phục những vướng mắc trên, tôi đề xuất : Một là, danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành cần phải xem xét lại để tránh áp lực khi thông quan : loại nào cần thiết phải kiểm tra trước khi thông quan thì kiểm còn loại nào không cần thiết cứ cho thông quan nhưng chủ hàng phải có trách nhiệm lưu giữ và sẽ kiểm tra trước khi lưu thông hàng hóa ra thị trường. Hai là, quy trình kiểm tra cũng cần xem xét lại. Nhiều DN phản ánh thời gian ra kết quả kiểm định khá lâu nên các cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần khắc phục để đẩy nhanh việc công bố kết quả giúp thông quan nhanh hơn. |
Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013
Kiểm soát chặt sữa nhập khẩu ngay tại cửa khẩu
Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế đề nghị các cơ quan phối hợp kiểm soát chặt chẽ các loại sữa NK ngay tại các cửa khẩu để ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo chất lượng vào thị trường Việt Nam.
Trước thông tin tại khu phố cổ trên địa bàn Hà Nội, một số cơ sở kinh doanh sữa nhập lậu, hết hạn sử dụng và gian dối trong sang bao, đóng gói sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 2504/ATTP-NĐ gửi Tổng cục Hải quan- Bộ Tài chính và cơ quan chức năng liên quan đề nghị phối hợp kiểm soát ATTP đối với thực phẩm NK, trong đó có mặt hàng sữa nhằm ngăn chặn các loại sữa nhập lậu.
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan phối hợp kiểm soát chặt chẽ các loại sữa NK ngay tại các cửa khẩu để ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo chất lượng vào thị trường Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện sớm, xử lý kiên quyết những hành vi kinh doanh sản phẩm thực phẩm, trong đó có mặt hàng sữa nhập lậu, gian lận trong thương mại, kinh doanh thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm không an toàn trên thị trường.
(HQ)Từ 1-11, điều chỉnh quản lí hải quan khu vực cảng Hải Phòng
Từ ngày 1-11, việc quản lí hải quan tại khu vực cảng Hải Phòng có sự điều chỉnh theo phân công địa bàn quản lí mới vừa được Hải quan Hải Phòng công bố đối với 4 Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Theo đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I quản lí các cảng từ cảng Vật Cách đến cảng Hoàng Diệu (bao gồm: Vật Cách, Nam Ninh, đóng tàu Nam Triệu, đóng tàu Phà Rừng, LPG Thăng Long, Mipec, đóng tàu Bạch Đằng...); cảng Hoàng Diệu; cảng cá Hạ Long; cảng công ty CP cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ (PTSC); Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng (HPH).
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II quản lí cảng Chùa Vẽ; cảng Hải An; cảng Công ty cổ phần Tân Cảng 128; các kho CFS (kho hàng rời) Sao Đỏ, Northfreigh, Tân Tiên Phong, Tasa, Nam Phát, Vietfracht, Inlaco.
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III quản lí cảng Nam Hải; cảng Đoạn Xá; cảng Transvina; cảng Green Port; các kho CFS: Vinabridge, Viconship, Vijaco, Gemadept Đông Hải, Công ty TNHH MTV trung tâm Logistics xanh; các kho ngoại quan (trừ kho ngoại quan thuộc sự quản lí của các Chi cục Hải quan: KCX-KCN, Hưng Yên, Hải Dương).
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ quản lý các cảng công ty CP Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ; cảng công ty CP Tân cảng 189 - Hải Phòng; cảng công ty CP 19/9 (xăng dầu); cảng công ty CP KCN cảng Đình Vũ (xăng dầu, khí hóa lỏng); cảng công ty TNHH MTV DAP - Vinachem (khí hóa lỏng); các kho CFS: Minh Thành, Vinalines.
(HQ)
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP về việc sử dụng CHỮ KÝ SỐ trong thủ tục hải quan điện tử
Câu hỏi 1: Chúng tôi được lợi gì khi sử dụng chữ ký số trong TTHQĐT |
Trả lời: Hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng tài khoản khai HQĐT. Cũng tương tự như các hình thức sử dụng tài khoản/mật khẩu khác (VD: thư điện tử, diễn đàn...), luôn tồn tại nguy cơ tài khoản bị tiết lộ, bị chiếm đoạt hoặc thay đổi. Việc này có thể sẽ mang đến rủi ro cho doanh nghiệp như không thể truy cập hệ thống để mở tờ khai khi hàng hóa đã về đến cảng, thậm chí bị đối tượng xấu sử dụng tài khoản của doanh nghiệp để gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp như khai báo hàng cấm, khai báo để bị cưỡng chế hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Lợi tích mà doanh nghiệp được hưởng khi sử dụng chữ ký số thay cho tài khoản khai HQĐT chính là sự đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng, an toàn trong giao dịch giữa có quan hải quan với doanh nghiệp, cơ quan hải quan dễ dàng xác thực được đối tượng tham gia trực tuyến, dữ liệu gửi đến mang tính bảo mật cao, tránh được tình trạng giả mạo truyền thông tin tờ khai. |
Câu hỏi 2: Hiện nay công ty tôi chưa có chữ ký số. Vậy khi nào thì chúng tôi phải hoàn thành việc đăng ký sử dụng chữ ký số công cộng trong thủ tục hải quan điện tử? Và phải sử dụng chữ ký số do ai cung cấp? |
Trả lời: Theo qui định tại Quyết định số 2341/QĐ-BTC ngày 18/9/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành lộ trình triển khai sử dụng chữ ký số công cộng trong thủ tục hải quan điện tử: từ ngày 01/11/2013 người khai hải quan thực hiện sử dụng chữ ký số đã đăng ký với cơ quan hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Tổng cục Hải quan chấp nhận tất cả chữ ký số cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số đã được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép và đã xác nhận hợp chuẩn với cơ quan hải quan bao gồm FPT, BKAV, VNPT-CA, NACENCOM, CK-CA,SAFE-CA, VIETTEL-CA, SMARTSIGN. |
Câu hỏi 3: Nếu sau thời hạn ngày 01/11/2013, công ty tôi vẫn chưa hoàn thành đăng ký chữ ký số thì sao? |
Trả lời: Sau ngày 01/11/2013, trước mắt Tổng cục Hải quan vẫn duy trì 02 phương thức khai báo: có chữ ký số và không có chữ ký số. Do đó nếu chưa đăng ký chữ ký số, Quý Công ty vẫn có thể sử dụng tài khoản khai HQĐT để thực hiện TTHQĐT như bình thường. Tuy nhiên, việc đăng ký sử dụng chữ ký số sẽ đảm bảo tính xác thực, thuận tiện, nhanh chóng trong quá trình giao dịch giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp, đặc biệt là đảm bảo tính chính xác và bảo mật cao cho thông tin của chính doanh nghiệp. Mặt khác, khi tham gia vận hành thử Hệ thống VNACCS/VCIS từ ngày 15/11/2013 và nhất là khi Hệ thống VNACCS/VCIS hoạt động chính thức từ ngày 01/04/2014, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký chữ ký số. Vì vật, Quý Công ty nên hoàn thành đăng ký chữ ký số đúng thời hạn nêu trên. |
Câu hỏi 4: Làm thế nào để tôi có thể đăng ký sử dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử? |
Trả lời: Để đăng ký sử dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp phải có chữ ký số được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số đã được Bộ Thông tin và truyền thông cấp phép. Sau khi đã có chữ ký số, tiến hành đăng ký tại dịch vụ "Đăng ký doanh nghiệp sử dụng chữ ký số" trên Cổng TTĐT Hải quan với các bước như sau: Bước 1: Cắm USB Token vào máy tính. Lưu ý: máy tính sử dụng để đăng ký phải được cài Java (nếu chưa có, download tại đây). Bước 2: Đăng nhập - Mã doanh nghiệp: nhập mã số thuế của doanh nghiệp. - Số CMT: + Doanh nghiệp trong nước: số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu thể hiện trên Giấy Chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp. + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người đại diện pháp luật. - Nhập dãy số xác nhận. - Bấm "Xem thông tin". Bước 3: Xác nhận thông tin đăng ký. - Bấm "Xem thông tin chứng thư số". - Trường hợp xảy ra lỗi: sử dụng một máy tính khác để tiến hành lại từ Bước 1. - Trường hợp không xảy ra lỗi: hệ thống tự động lấy thông tin và hiển thị lên màn hình, nhập thông tin "Ngày hiệu lực đăng ký" và "Ngày hết hiệu lực đăng ký", bấm "Đăng ký thông tin" để hoàn thành việc đăng ký. |
Câu hỏi 5: Nếu có trục trặc trong quá trình đăng ký chữ ký số, chúng tôi có thể gọi đến đâu để được trợ giúp? |
Trả lời: - Nếu trục trặc tại khâu đăng nhập, doanh nghiệp có thể gọi số (04) 39 440 833, máy lẻ 8624 hoặc 8694 - Nếu đã đăng nhập nhưng cần hỗ trợ tại khâu xác nhận thông tin đăng ký, liên hệ số (04) 39 440 833, máy lẻ 8694 |
Câu hỏi 6: Để sử dụng chữ ký số có phải nâng cấp chương trình khai HQĐT không? |
Trả lời: 1. Tổng cục Hải quan đã cung cấp phần mềm khai HQĐT miễn phí tích hợp chữ ký số tại chuyên mục "Thủ tục hải quan điện tử". 2. Trong trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm của 1 trong 5 công ty cung cấp phần mềm khai HQĐT thì đề nghị doanh nghiệp liên hệ với công ty đó để được hỗ trợ. |
Câu hỏi 7: Công ty tôi thường làm thủ tục hải quan tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, vậy chúng tôi có phải đăng ký sử dụng chữ ký số ở cả 2 nơi không? |
Trả lời: Sau khi đã đăng ký với cơ quan hải quan tại dịch vụ "Đăng ký doanh nghiệp sử dụng chữ ký số" trên Cổng TTĐT Hải quan, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. |
Câu hỏi 8: Chúng tôi đã hoàn thành việc đăng ký sử dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử. Vậy khi tham gia sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS chúng tôi có phải đăng ký lại hay không? |
Trả lời: - Từ ngày 15/11/2013, Tổng cục Hải quan sẽ tổ chức chạy thử Hệ thống VNACCS/VCIS. - Từ ngày 01/4/2014, Tổng cục Hải quan sẽ chính thức triển khai Hệ thống VNACCS/VCISS trên phạm vi toàn quốc. Nếu đã hoàn thành việc đăng ký sử dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử thì chữ ký số của Quí Doanh nghiệp cũng sẽ được thực hiện trong Hệ thống VNACCS/VCIS mà không cần phải đăng ký lại. Để biết thêm thông tin về việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, đề nghị Quí Doanh nghiệp thường xuyên theo dõi chuyên mục Hệ thống VNACCS/VCIS trên Cổng TTĐT Hải quan. |
Câu hỏi 9: Công ty tôi đã đăng ký sử dụng chữ ký số để kê khai - nộp thuế qua mạng. Vậy chúng tôi có thể sử dụng chữ ký số này để khai hải quan điện tử hay không? |
Trả lời: Việc đăng ký sử dụng chữ ký số để kê khai - nộp thuế qua mạng được thực hiện với cơ quan thuế. Để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, Quý Công ty có thể sử dụng chữ ký số này nhưng phải tiến hành đăng ký với cơ quan hải quan |
(Theo TCHQ)
Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013
Hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu
| ||||||||||||||
| ||||||||||||||
| ||||||||||||||
| ||||||||||||||
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)