Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Logistics và thực trạng công việc trong ngành Logistics tại Việt nam

Trả lời thắc mắc của bạn Jamille Lê


"Anh, Chị ơi cho em hỏi 1 vấn đề này với ạ?

Thực chất Logistics là làm gì ạ? Nếu học Logistics thì sau khi học xong có thể làm ở những bộ phận nào? Công việc gì ạ? Nếu 1 cử nhân mới ra trường thì có thể ứng tuyển vào vị trí nào ạ?

Em thích hàng không. Vậy nếu em học Logistics thì em có thể làm ở bộ phận nào ở hàng không ạ? Logistics có phân chia ra thương mại và kĩ thuật ko ạ? Nếu có thì sự khác nhau chỗ nào ạ."

1. Logisitcs là gì? 
Logistics is the management of the flow of goods between the point of origin and the point of consumption in order to meet some requirements, for example, of customers or corporations. The resources managed in logistics can include physical items, such as food, materials, animals, equipment and liquids, as well as abstract items, such as time, information, particles, and energy. The logistics of physical items usually involves the integration of information flow, material handlingproduction,packaginginventorytransportationwarehousing, and often security.
Theo: Wikipedia
Dịch:







Logistics là sự quản lý chuỗi lưu thông hàng hóa giữa điểm bắt đầu đến lúc tiêu thụ hàng hóa nhằm đáp ứng một vài yêu cầu của khách hàng hoặc của các công ty. Một số ngành hàng cần được quản lý gồm các hàng hóa vất chất như thực phẩm, vật liệu, động vật, trang thiết bị, chất lỏng và một số hàng hóa phi vật chất như thông tin, phân tử và năng lượng. 

Các hàng hóa vật chất thường thường bao gồm sự kết hợp của dòng thông tin, giao nhận các vật liệu, sản xuất, đóng gói, kiểm kê, vận chuyển, kho bãi cả bảo hiểm (bảo vệ) nữa. 

2. Dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Theo định nghĩa của Logistics phía trên, tại Việt Nam hình thành lên các công ty cung cấp dịch vụ Logistics như sau:
- Cung cấp thông tin, phần mềm hỗ trợ: công ty cung cấp thông tin doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty cung cấp phần mềm khai hải quan, phần mềm quản lý hàng hóa, chuỗi giao nhận, phần mềm tracking xe, hàng hóa, vv...
Ví dụ: Công ty Thái Sơn và FPT cung cấp phần mềm khai hải quan
- Giao nhận, vận chuyển: Các hãng tàu, các forwarder, công ty vận tải xe container, xe tải, xe nâng hạ, cầu, vv...
Ví dụ:  + Hãng tàu Maersk, MSC, SITC, vv...
           + Các forwarder: Vinatrans, Vinalink, Hanotrans, Bee Logistics, vv...
- Sản xuất, bao bì, đóng gói: Doanh nghiệp sản xuất bao bì, đóng gói sản phẩm.....
- Kiểm kê, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sán phẩm: Các trung tâm, công ty dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm kê, các forwarder...
- Kho bãi, nhà xưởng: kho bãi tại cảng biển, cảng nội địa, các công ty cho thuê kho xưởng....(Ví dụ: ICD Tiên Sơn, Kho lạnh Đức Tấn, vv...)
- Bảo vệ, bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm vận tải... (Ví dụ: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm AA, vv...)

3. Các công việc trong ngành Logistics tại Việt Nam.
- Tại Việt Nam, khi nhắc đến Logistics, chúng ta thường nhắc đến ngành xuất nhập khẩu. Các bạn có thể tham khảo một số công việc phổ biến sau (Tùy từng quy mô của công ty và các phân phối công việc của các công ty):

  • Tại các hãng tàu và công ty Forwarder


- bộ phận chứng từ; chăm sóc khách hàng (Customer service),

-  bộ phận kinh doanh và maketing (sale & marketing derpartment),
-  nhân viên giao nhận (operation department).  
- Lái tàu và các bộ phận trên tàu
- vv....



  • Tại các doanh nghiệp xnk: 

- Bộ phận giao nhận và khai hải quan (Logistics) 

-  Bộ phận mua hàng (Purchasing)
-  Bộ phận thanh toán quốc tế
- Bộ phận kinh doanh
- Bộ phận quản lý sản xuất 
- Bộ phận quản lý kho hàng 
- vv...

  • Tại các cầu cảng, kho bãi:


- Bộ phận kinh doanh

- Bộ phận giao nhận
- Bộ phận quản lý hàng hóa, xe vận tải
- Lái xe nâng, cẩu, vv...
vv...
Ngoài ra, tại các công ty khác liên quan trong ngành đều có những bộ phận, những vị trí liên quan.
Công việc cụ thể của từng vị trí, Toantid sẽ viết tiếp trong các bài viết tiếp theo, mong các bạn ủng hộ. 
Like, Comment và Share giúp mình nhé. 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét