Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Kịp thời tháo gỡ 9 nhóm vướng mắc về VNACCS/VCIS

Gần 1 tháng triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập. Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã kịp thời đưa ra giải pháp tháo gỡ để tạo thuận lợi cho cộng đồng DN, cho hoạt động XNK.


Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc   Ảnh: T.Bình. 
Thông qua nhiều kênh thông tin, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã nhận được 9 nhóm nội dung vướng mắc liên quan đến Hệ thống VNACCS/VCIS, bao gồm: Xác nhận, đóng dấu tờ khai giấy; Giới hạn tối đa 50 dòng hàng trên một tờ khai hải quan; Một tờ khai chỉ khai báo cho một hóa đơn; Hàng hóa luân chuyển giữa các DN chế xuất cùng một tập đoàn; Thông quan điện tử của hải quan; Sự thiếu đồng bộ trong thông tin của Ngành về lệ phí tờ khai; số lần sửa tờ khai là 9 lần nhưng khi đã hoàn thành việc khai hải quan, DN vẫn chưa được đảm bảo hàng hóa sẽ được thông quan; Trường khai mã hàng hóa quá ngắn (độ dài của mã hàng hóa).
Với tinh thần cầu thị, kịp thời giải quyết vướng mắc cho DN, không gây ách tắc đối với hoạt động XNK khi thực hiện VNACCS/VCIS, ngay sau khi tiếp nhận các vướng mắc nêu trên, ngày 22-4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chủ trì cuộc họp, tại trụ sở Cục Hải quan Hải Phòng (một trong 2 đơn vị đầu tiên triển khai chính thức và là đơn vị đầu tiên hoàn thành việc thực hiện VNACCS/VCIS tại 100% chi cục để xử lý vấn đề). Tham dự cuộc họp có Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Túc; các đồng chí Phó Tổng cục trưởng: Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Văn Cẩn; ông Hiroki Sakurai- Cố vấn trưởng Dự án VNACCS/VCIS; thủ trưởng 5 Cục Hải quan trọng điểm (Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai) và vụ, cục liên quan thuộc Tổng cục Hải quan.
Theo yêu cầu của Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc và đưa ra giải pháp tháo gỡ cho từng nội dung cụ thể. Với trách nhiệm và sự khẩn trương cao độ, tất cả vướng mắc đã được Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn kết luận về giải pháp tháo gỡ để thực hiện thống nhất trong toàn Ngành.
1. Về xác nhận, đóng dấu tờ khai giấy: Theo yêu cầu quản lí của các cơ quan quản lí chuyên ngành thì khi vận chuyển hàng hóa trên đường phải có tờ khai hải quan có xác nhận của cơ quan Hải quan và tờ khai hải quan dùng cho hoàn thuế tại cơ quan Thuế. Vì vậy, tờ khai hải quan điện tử sẽ phải thiết kế cho phép sử dụng cho cả 2 mục đích trên.
Tờ khai luồng Vàng, luồng Đỏ, cơ quan Hải quan sẽ in và xác nhận trên tờ khai giấy tại nơi đăng kí tờ khai; tờ khai luồng Xanh, DN tự in và xuất trình tại khu vực giám sát (của cơ quan Hải quan), cơ quan Hải quan kiểm tra để xác nhận phục vụ cho mục đích vận chuyển trên đường và hoàn thuế tại cơ quan Thuế nội địa.
Mẫu tờ khai in sẽ được thiết kế để đảm bảo những thông tin cần thiết cho việc hoàn thuế và vận chuyển trên đường.
2. Giới hạn tối đa 50 dòng hàng trên một tờ khai hải quan: Điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định “Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng”. Để đảm bảo Hệ thống VNACCS vận hành ổn định, phản hồi tự động trong vòng 1 đến 3 giây việc giới hạn dung lượng mỗi lần khai báo đến Hệ thống VNACCS là hết sức cần thiết. Quy định trên để đảm bảo hiệu năng hoạt động của Hệ thống VNACCS, tránh những rủi ro do nghẽn đường truyền gây ảnh hưởng đến thời gian thông quan của hàng hóa.
Để giảm thiểu các chi phí phát sinh của DN khi áp dụng quy định mới, Tổng cục Hải quan sẽ quy định chỉ thu lệ phí cho tờ khai đầu tiên của lô hàng.
Một lô hàng có trên 50 dòng hàng được khai báo trên nhiều tờ khai, cơ quan Hải quan chỉ yêu cầu người khai xuất trình, nộp 1 bộ hồ sơ hải quan cho cả lô hàng khi tờ khai được phân luồng Vàng, luồng Đỏ. Người khai hải quan cũng chỉ phải lưu giữ 1 bộ hồ sơ tương ứng với các tờ khai đã khai báo.
Về kết quả phân luồng khác nhau giữa các tờ khai nhánh trong cùng một lô hàng, cơ quan Hải quan sẽ nghiên cứu quy định theo hướng phân luồng thống nhất dựa trên cơ sở đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật hải quan của DN.
3. Một tờ khai chỉ khai báo cho một hóa đơn: Điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định “Một tờ khai chỉ khai báo cho một hóa đơn”. Đây là quy định mang tính hỗ trợ người khai hải quan trong việc tính toán trị giá tính thuế và tính tổng số thuế khi Hệ thống VNACCS căn cứ thông tin hóa đơn để tự động phân bổ trị giá tính thuế và tính thuế của từng dòng hàng trên tờ khai.
Do loại hình chế xuất không bị quản lí bởi chính sách thuế và trị giá tính thuế, Tổng cục Hải quan tiếp thu ý kiến góp ý của DN (chế xuất) và quy định đối với hàng hóa XNK của đối tượng DN này, một mặt hàng có nhiều hợp đồng/đơn hàng, có một hoặc nhiều hóa đơn thương mại của một người bán hàng, cùng điều kiện giao hàng, giao hàng một lần và có một vận đơn thì người khai hải quan được khai trên một tờ khai hải quan.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng khai nhiều hóa đơn trên một tờ khai cho các đối tượng khác.
4. Hàng hóa luân chuyển giữa các DN chế xuất cùng một tập đoàn: Quy định về việc hàng hóa luân chuyển giữa các DN chế xuất không cùng một KCX nhưng các DN chế xuất này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty thì được lựa chọn  không phải làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan theo loại hình XNK tại chỗ đã được quy định thống nhất tại điểm e3 khoản 5 Điều 24 Thông tư 22/2014/TT-BTC và điểm e3 khoản 3 Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
Đối với thủ tục hải quan điện tử, việc giám sát hàng hóa luân chuyển giữa các DN chế xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư 22/2014/TT-BTC.
5. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với DN ưu tiên: Thực hiện Khoản 2 Điều 20 Thông tư 86/2013/TT-BTC khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC, DN ưu tiên và các đối tác thực hiện XK tại chỗ trước, NK tại chỗ sau. DN ưu tiên được khai tờ khai NK tại chỗ tương ứng với nhiều tờ khai XK tại chỗ và ghi nhận cụ thể các tờ khai XK tại chỗ tại “Phần ghi chú” trên Tờ khai hàng hóa NK.
6. Thông quan điện tử của hải quan: Trong giai đoạn đầu triển khai VNACCS/VCIS còn có một số vướng mắc trong kĩ năng khai báo của người khai hải quan và việc phối hợp giữa các Chi cục Hải quan đã và chưa triển khai Hệ thống nên phát sinh một số vướng mắc đối với hàng hóa XK. Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả của thủ tục hải quan điện tử như: Hoàn thiện các hệ thống CNTT (vệ tinh) để đảm bảo VNACCS/VCIS vận hành thông suốt; ban hành các văn bản hướng dẫn các Chi cục Hải quan để kịp thời xử lí các vướng mắc, đẩy nhanh thời gian thông quan. 
7. Sự thiếu đồng bộ trong thông tin của ngành về lệ phí tờ khai: Để giảm thiểu các vướng mắc liên quan đến điều kiện ân hạn thuế, Bộ Tài chính sẽ có văn bản quy định về việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa các ngân hàng thương mại - Kho bạc Nhà nước - Thuế - Hải quan. Đồng thời hướng dẫn DN có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan được phép xuất trình chứng từ nộp tiền tại ngân hàng để phục vụ việc thông quan ngay trong trường hợp chưa kết nối để trao đổi thông tin nộp thuế giữa ngân hàng và hải quan.
Cơ quan Hải quan đã cải tiến quy định cho phép DN được nộp lệ phí theo tháng. Theo quy định thì việc nộp lệ phí hải quan không ảnh hưởng đến điều kiện ân hạn thuế và vấn đề hoàn thuế.
Trường hợp DN còn vướng mắc sẽ phản ánh kịp thời theo đường dây nóng hoặc gửi vướng mắc tại mục “Tiếp nhận vướng mắc vận hành Hệ thống VNACCS” trên website của Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn).
8. Số lần sửa tờ khai là 9 lần nhưng khi đã hoàn thành việc khai hải quan, DN vẫn chưa được đảm bảo hàng hóa sẽ được thông quan: Quy định cho phép sửa tờ khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa 9 lần là một ưu việt đối với thủ tục hải quan điện tử thực hiện theo Thông tư 22. Để tránh việc sửa đổi, bổ sung quá nhiều lần DN cần nghiên cứu kĩ các hướng dẫn khai báo các chỉ tiêu thông tin đã được quy định tại Phụ lục II Thông tư 22 và các hướng dẫn được đăng tải trên website của Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan phấn đấu đến 30-9-2014 tỉ lệ tờ khai sửa chỉ chiếm 3% đến 5% tổng số tờ khai. Để thực hiện được việc này, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai các giải pháp: Tổ chức đào tạo cho các công chức hải quan trong dây chuyền nghiệp vụ nắm vững kĩ thuật nghiệp vụ và thao tác trên Hệ thống. Xây dựng các cẩm nang hướng dẫn thao tác trên Hệ thống, mô tả các công việc cụ thể cần thực hiện trong dây chuyền nghiệp vụ phục vụ cho công chức hải quan thực hiện trong quá trình xử lí tờ khai. Tổ chức các khóa đào tạo miễn phí cho DN tại địa bàn để nắm vững các kĩ thuật khai báo trên Hệ thống trước khi triển khai chính thức.
9. Trường khai mã hàng hóa quá ngắn: Vấn đề độ dài của mã hàng hóa đã được cơ quan Hải quan ghi nhận và xử lí trước thời điểm triển khai chính thức Hệ thống. Theo đó đối việc khai mã hàng hóa đảm bảo 8 kí tự theo đúng quy định tại Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam. Đối với mã nguyên phụ liệu, mã sản phẩm XK phục vụ cho việc thanh khoản, hoàn thuế cho phép khai tối đa 48 kí tự.

Trung Đông “chờ” hàng Việt

Sức mua lớn, khả năng thanh toán cao do nguồn tài chính dồi dào và nhu cầu cơ cấu mặt hàng nhập khẩu phù hợp với những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, thị trường Trung Đông đang thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam.


Điện thoại và linh kiện đang dẫn đầu giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Trung Đông
Theo ông Lê Bá Ngọc, Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Kuwait, Chính phủ Kuwait vừa thông qua một số dự án hạ tầng lớn như dự án xây 50.000 biệt thự, 6 bệnh viện quy mô lớn, một thành phố quy mô 400.000 dân . Đây là cơ hội rất lớn cho sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng và lao động của Việt Nam vào thị trường này.
Thời gian qua, sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc chiếm lĩnh đến 90% thị trường Kuwait. Tuy nhiên, gần đây xu hướng người dân nước này dần chuyển sang sử dụng đồ gỗ Việt Nam nhiều hơn vì chất lượng ổn định, mẫu mã đẹp.
Bên cạnh tiềm năng về xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ, vật liệu xây dựng vào Kuwait trong thời gian tới, người dân Kuwait hiện rất chuộng mặt hàng tôm nhập từ Việt Nam. Sức mua tại thị trường Kuwait rất lớn, tập trung các sản phẩm như thiết bị ô tô, gia vị, dừa sấy (cơm dừa), bánh kẹo, rau củ quả. Trong năm 2013, Kuwait nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam với kim ngạch gần 80 triệu đô la Mỹ.
“Ngoài các sản phẩm, nhu cầu lao động cho những dự án hạ tầng lớn tại Kuwait rất nhiều, bình quân mỗi năm Kuwait cần từ 80.000- 100.000 lao động và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam”- ông Ngọc cho biết.
Thực tế cho thấy, nếu trong năm 2010 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông với kim ngạch khoảng 1,6 tỉ đô la Mỹ thì đến năm 2013 hàng Việt Nam xuất sang Trung Đông đã tăng gấp 4 lần với kim ngạch gần 6,7 tỉ đô la Mỹ.
Xét cơ cấu hàng xuất khẩu, năm 2013 mặt hàng điện thoại di động và linh kiện của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Đông đạt kim ngạch 4,1 tỉ đô la Mỹ, kế đến là các sản phẩm sợi các loại 324 triệu đô la Mỹ, hàng hải sản 212 triệu đô la Mỹ và các sản phẩm như sữa và sản phẩm sữa, vải, hạt tiêu, dệt may, giày dép các loại, cao su, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ …
Thị trường Trung Đông với 15 nước gồm Ả Rập Xê Út, Bahrain, Qatar, Kuwait, Jordan, Iran, Iraq, Israel, Lebanon, Oman, Palestin, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Syria, Yemen với tổng dân số khu vực này khoảng 322 triệu người, đa số người dân theo Hồi giáo và khu vực này cũng có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt chiếm ba phần tư trữ lượng thế giới.
Ông Trần Quang Huy- Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương)- cho hay, hiện có 17.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Ả Rập Xê Út và khoảng 8.000 lao động đang làm việc tại UAE. Nhu cầu lao động tại hai thị trường này tiếp tục tăng cao.
Mặc dù khu vực Trung Đông có sức mua lớn, nhưng ông Huy cũng lưu ý doanh nghiệp Việt Nam những rủi ro khi làm ăn tại thị trường này, cần cảnh giác với những thương vụ quá hấp dẫn, đối tác không mở thư tín dụng (L/C), cần soạn thảo hợp đồng nêu chi tiết những điều khoản rõ ràng hoặc thậm chí cần nêu rõ trường hợp xảy ra tranh chấp thì xử ở đâu, xử theo luật nào và bằng ngôn ngữ cụ thể.
Để khắc phục các rào cản về thị trường Trung Đông, đặc biệt là rào cản về thông tin, phong tục, tập quán, văn hóa và thủ tục hành chính, các doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy triệt để các loại kỹ thuật nghiên cứu thị trường quốc tế bằng việc giành một khoản ngân sách thỏa đáng vào công việc này về xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển và vận dụng hiệu quả các kỹ thuật phân tích thị trường tại địa bàn.
Bên cạnh đó, tích cực rà soát thị trường, tìm hiểu thông tin từ mạng internet, các trang web Chính phủ, doanh nghiệp, phân tích cơ hội từ xa thông qua các kênh thông tin từ Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại, kinh nghiệm các doanh nghiệp đi trước, đối tác nước ngoài để phát triển quan hệ với đối tác.

Hùng Cường

XK gạo sang Trung Quốc sẽ sôi động trở lại?

Tình hình xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ đầu năm đến nay gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, theo một số nhà chuyên môn và doanh nghiệp, thời gian tới xuất khẩu gạo vào thị trường này sẽ sôi động hơn, đặc biệt khi Việt Nam vừa giành được quyền cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines.


Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến nay, xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp hội viên thuộc đơn vị này đạt hơn 1,3 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 40%, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lý giải nguyên nhân xuất khẩu gạo sang Trung Quốc từ đầu năm đến nay gặp khó khăn, ông Nguyễn Đình Bích, Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo Việt Nam (Bộ Công Thương) cho biết: “Tình hình khó khăn thời gian qua chẳng qua do nguồn cung trong nước nhiều, doanh nghiệp “dìm” nhau, kéo giá xuống để tranh thủ bán ra. Trong bối cảnh như thế, các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng không dại gì phải nóng vội mà mua vào, họ sẽ chờ doanh nghiệp Việt Nam đua nhau hạ giá, kéo giá xuống mức thích hợp thì mới bắt đầu mua”.
Tuy nhiên, theo ông Bích, khi Việt Nam giành được hợp đồng xuất khẩu 800.000 tấn gạo cho Philippines, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu gạo của Việt Nam bởi vì nguồn cung trong nước sẽ giảm đáng kể, trong khi đó, gạo Việt Nam vẫn là ưu tiên lựa chọn của Trung Quốc.
Đồng quan điểm này, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát- doanh nghiệp hội viên của VFA- cũng cho rằng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc sắp tới chắc chắn sẽ sôi động hẳn lên.  
Theo phân tích của một số nhà chuyên môn, yếu tố vị trí địa lý là điều rất quan trọng khiến nguồn cung của Việt Nam có giá cạnh tranh (phí vận chuyển rẻ hơn Thái Lan khoảng 10 đô la Mỹ/tấn) và trở thành ưu tiên lựa chọn số 1 của Trung Quốc.
Bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp gạo Yến Ngọc, TP.HCM - đơn vị chuyên xuất khẩu gạo tiểu ngạch sang Trung Quốc- cũng tin tưởng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này sẽ tăng lên trong những tháng tới. “Với ưu thế không bị cạnh tranh bởi Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan; lượng gạo trong nước chẳng còn nhiều khi phần lớn được sử dụng để cung cấp cho hợp đồng 800.000 tấn ở Philippines, tôi nghĩ nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ nhanh chân mua vào thôi”, bà Yến cho biết.  
Về diễn biến tình hình giá lúa gạo nội địa, thông tin Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo (15% tấm) cho Philippines (từ tháng 5-8-2014) tiếp tục kéo giá lúa gạo sáng nay (19-4) tăng thêm 50 đồng/kg so với mức giá trước đó hai hôm.
Cụ thể, gạo nguyên liệu của giống IR 50404 tại Đồng bằng sông Cửu Long có giá dao động khoảng 6.500-6.600 đồng/kg và lúa IR 50404 tươi có giá khoảng 4.200-4.300 đồng/kg.
Trong khi đó, giá chào xuất khẩu gạo mấy ngày qua vẫn ổn định và hiện gạo 5% tấm được chào bán với giá 380-390 đô la Mỹ/tấn; gạo 25% tấm có giá 350-360 đô la Mỹ/tấn và gạo thôm Jasmines có giá 490-500 đô la Mỹ/tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm 2013 đạt hơn 3 triệu tấn, gồm cả tiểu ngạch và chính ngạch.
Theo Kinh Tế Sài Gòn

Việt Nam đứng thứ 2 XK giày dép sang Tây Ban Nha


Việt Nam tiếp tục đứng thứ hai trong xuất khẩu giày dép sang thị trường Tây Ban Nha, sau khi cung cấp hơn 27,7 triệu đôi, trị giá 268,5 triệu euro trong năm 2013.

CôngThương - Theo thống kê của Liên đoàn công nghiệp giày dép Tây Ban Nha (FICE), so với năm 2012, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang quốc gia Nam Âu này tăng gần 11% về số lượng, nhưng giảm 1,1% về kim ngạch.
Bình quân mỗi đôi giày dép Việt Nam xuất sang Tây Ban Nha trị giá 9,67 euro, giảm gần 11% so với năm 2012.
Trong những năm gần đây Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc trong xuất khẩu mặt hàng này sang Tây Ban Nha, trừ năm 2011, năm Việt Nam phải nhường vị trí “á quân” cho Bồ Đào Nha.
Giày dép và phụ kiện là một trong những nhóm sản phẩm Việt Nam xuất nhiều nhất sang Tây Ban Nha trong năm 2013.
Năm ngoái Trung Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu giày dép lớn nhất sang Tây Ban Nha, với 237,8 triệu đôi, trị giá 781,5 triệu euro, tăng 2,5% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị.
Xét về kim ngạch, trong nhập khẩu giày dép năm 2013 từ châu Á, Tây Ban Nha giảm nhập từ Indonesia (giảm 37,2%, còn 73,4 triệu euro), Ấn Độ (giảm 14%, còn 78,6 triệu euro), Thái Lan (giảm 2,9%, còn 18,5 triệu euro), nhưng tăng nhập từ Campuchia (tăng 42,7%, lên 14,4 triệu euro), Đài Loan (tăng 31,4%, đạt 4,1 triệu euro), và Bangladesh (tăng 14%, lên 33 triệu euro).
Năm ngoái Tây Ban Nha nhập tổng cộng 329 triệu đôi, trị giá 2,07 tỷ euro, tăng 3,7% về số lượng và 0,9% về kim ngạch.
Mặt khác, trong năm 2013 quốc gia Nam Âu này đã xuất 134,8 triệu đôi, thu lượng ngoại tệ kỷ lục 2,26 tỷ euro, tăng 1,9% về số lượng và 10,3% về kim ngạch.
Các nước nhập nhiều giày dép của Tây Ban Nha là Pháp, Italy, Đức, Bồ Đào Nha, Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan và Nhật.
Theo Vietnam+

Tăng tốc nhập khẩu ôtô từ ASEAN


21/04/2014 14:16:18

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, đã có có tổng cộng 2.117 ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu từ 2 quốc gia trong khu vực ASEAN là Indonesia và Thái Lan, đạt hơn 32,3 triệu USD về giá trị.

CôngThương - Trong đó, lượng xe nhập khẩu từ Indonesia là 371 chiếc, đạt giá trị 3,55 triệu USD; lượng xe nhập khẩu từ Thái Lan là 1.746 chiếc, đạt giá trị 28,8 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy rõ kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN đang tăng tốc mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm nay. Biết rằng ở cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu ôtô từ khu vực này thấp hơn đáng kể với 1.686 chiếc và gần 28 triệu USD.

Đà tăng tốc cũng thể hiện khá rõ khi xét theo từng tháng kế tiếp nhau. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu từ Indonesia đã tăng từ 100 chiếc và xấp xỉ 789.000 USD của tháng đầu năm nay lên 148 chiếc và 1,5 triệu USD trong tháng 2, con số của tháng 3 có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 123 chiếc và gần 1,27 triệu USD.

Không chỉ lớn hơn gấp nhiều lần về con số mà kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan còn tăng liên tiếp và tăng mạnh so với Indonesia. Tháng đầu năm nay, lượng xe nhập khẩu từ Thái Lan chỉ ở mức 338 chiếc, đạt giá trị kim ngạch 4,7 triệu USD. Nhưng sang tháng 2, các con số lập tức tăng lên gấp đôi, lần lượt đạt mức 678 chiếc về lượng và 11,2 triệu USD về giá trị.

Tháng 3, kim ngạch nhập khẩu ôtô từ quốc gia láng giềng này tiếp tục “gấp thếp” khi thậm chí cao hơn cả tổng mức kim ngạch quý 1/2013 của cả Indonesia cộng vào, xét trên cả yếu tố lượng lẫn giá trị.

Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ khu vực ASEAN đáng chú ý là bởi đây chính là 2 quốc gia có ngành công nghiệp ôtô phát triển với tốc độ mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến tương lai của công nghiệp ôtô Việt Nam.

Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô vào Việt Nam 3 tháng đầu năm nay đạt 10.275 chiếc và xấp xỉ 200 triệu USD. Trong đó, Hàn Quốc tiếp tục áp đảo về lượng với 3.695 chiếc, Thái Lan đứng thứ 2 với 1.746 chiếc, Ấn Độ gây bất ngờ với 1.713 chiếc và Trung Quốc đứng thứ 4 với 1.258 chiếc.

Tuy nhiên, khi xét về giá trị kim ngạch thì vị trí các quốc gia xuất khẩu ôtô vào Việt Nam lại có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, dù chỉ đứng thứ 4 về lượng song Trung Quốc lại đứng đầu về giá trị với hơn 57,9 triệu USD, Hàn Quốc đứng thứ 2 với 47,5 triệu USD, Nhật Bản đứng thứ 3 với 24,6 triệu USD, Ấn Độ đứng tận vị trí thứ 6 với 6,15 triệu USD.
Theo VnEconomy

Gia tăng giá trị hàng xuất khẩu sang Mexico


19/04/2014 09:27:35

Với tính bổ sung cao giữa hai nền kinh tế và nhu cầu hàng hóa ngày càng cao hơn, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Mexico đang cho thấy nỗ lực mở rộng thị phần, đa dạng hóa thị trường, góp phần đáng kể cho tốc độ tăng trưởng thương mại song phương.

Giày dép là nhóm hàng xuât khẩu lớn sang Mexico
Giày dép là nhóm hàng xuât khẩu lớn sang Mexico
CôngThương - Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mexico tháng 3 năm 2014 đạt 81,97 triệu USD, tăng 19,38% so với tháng trước đó; nâng kim ngạch xuất khẩu cả quí I/2014 sang thị trường này lên 235,75 triệu USD, tăng 37,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, quý I/2014 xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico đã đạt 26,1% kế hoạch xuất khẩu được giao của cả năm và vượt mức kế hoạch bình quân giao cho quý I là 10 triệu USD.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Mexico gồm giày dép, thuỷ sản, dệt may, điện tử linh kiện, cà phê, phương tiện vận chuyển, trong đó nhóm hàng giày dép có tỷ lệ cao nhất, chiếm 28,38% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Mexico là: máy móc thiết bị, điện tử linh kiện, thức ăn gia súc, phân bón và sắt thép phế liệu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Mexico, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào quốc gia Mỹ Latinh này 100% là hàng tiêu dùng, trong khi đó nhập chủ yếu là nhóm hàng nguyên vật liệu sản xuất. Do vậy, mặt hàng xuất nhập khẩu của hai nước không cạnh tranh với nhau. Việt Nam nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất và tái xuất trong nước. Hiện nay hai nước cùng tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một khi đàm phán thành công, ngoài cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng giá trị hàng xuất khẩu giữa hai bên sẽ tăng mạnh mẽ hơn.
Xét cơ cấu hàng xuất khẩu, giày dép là nhóm hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Mexico, riêng tháng 3 xuất khẩu nhóm hàng này giảm nhẹ 1,58% so với tháng trước đó, đạt 13,11 triệu USD; đưa kim ngạch cả 3 tháng lên 47,51 triệu USD, chiếm 20,15% trong tổng kim ngạch, sụt giảm 6,23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng đứng thứ 2 về kim ngạch xuất sang Mexico là máy vi tính, điện tử đạt 31,08 triệu USD trong 3 tháng, chiếm 13,18%, tăng 87,19%. Tiếp đến thủy sản 29,85 triệu USD, chiếm 12,66%, tăng 5,09%; điện thoại và linh kiện 29,69 triệu USD, chiếm 12,59%, đây là nhóm hàng mới so với cùng kỳ năm ngoái; dệt may 26,72 triệu USD, chiếm 11,33%, tăng mạnh 84,36%.
Nhìn chung, hàng hóa xuất khẩu sang Mexico quí I năm nay đa số đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở các nhóm hàng như gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 112,55%, đạt 0,85 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 87,19%, đạt 31,07 triệu USD);  dệt may (tăng 84,36%, đạt 26,72 triệu USD). Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê sang thị trường Mexico lại sụt giảm mạnh trên 47% so với cùng kỳ, chỉ đạt  8,8 triệu USD.

Hùng Cường

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nga sẽ tăng


20/04/2014 06:09:40

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2014, tổng giá trị xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc sang Nga giảm 37,6% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên đây chỉ là thời điểm chững tạm thời. Dự báo kể từ quý II/2014, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này có thể sẽ tăng đáng kể.

Dự báo kể từ quý II/2014, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này có thể sẽ tăng đáng kể do nhu cầu của Nga rất lớn.
Dự báo kể từ quý II/2014, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này có thể sẽ tăng đáng kể do nhu cầu của Nga rất lớn.
CôngThương - Năm 2013, XK mực, bạch tuộc sang thị trường Nga có những chuyển biến bất ngờ. Sau 3 năm XK mực, bạch tuộc sang thị trường Nga giảm dần đều qua các tháng trong năm từ 10-39% thì ngược lại, từ quý II/2013, XK nhuyễn thể chân đầu sang thị trường Nga tăng trưởng một cách đột biến. Từ chỗ giảm sút 41-67% so với cùng kỳ năm trước thì từ tháng 6/2013, XK mực, bạch tuộc sang Nga chuyển sang trạng thái tăng trưởng đến ba con số từ 163-966% so với năm 2012. Trong đó, 3 tháng cuối năm 2013, giá trị XK tăng mạnh nhất từ 120-225% so với năm ngoái.
Theo các doanh nghiệp XK hải sản, chiều hướng tích cực này là do sự chuyển biến đáng kể về giá so với các năm trước, nhất là sản phẩm khô khi giá XK có thời điểm tăng 30-50% so với các năm ảm đạm trước. Hơn thế, trong khoảng thời gian kể từ quý II/2013, nhiều nhà nhập khẩu Nga sau một thời gian dãn đơn hàng lại chủ động liên hệ và đặt hàng với khối lượng hàng lớn hơn. Nhờ cơ hội này, một số doanh nghiệp XK đã tận dụng để đẩy mạnh giao thương sang thị trường tiềm năng rộng lớn và lâu năm này.
Năm 2013, Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 2 của Nga (chỉ sau thị trường Trung Quốc). Nga cũng tăng tỷ lệ NK mặt hàng mực và bạch tuộc từ 28-42% nên tạo điều kiện thuận lợi cho các DN Việt Nam gia tăng lợi thế. Tuy nhiên, thị trường Nga trong thời gian khá dài không cạnh tranh nổi về giá nên trong năm 2013, mặt hàng mực đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối của Việt Nam và Thái Lan vẫn bị doanh nghiệp Trung Quốc lấn át.
Riêng mặt hàng bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm nước muối, doanh nghiệp Việt Nam đã chi phối thị trường Nga, nếu trong tháng 8 xuất khẩu mặt hàng này chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu thì những tháng cuối năm đã lên gần 85%. Doanh nghiệp XK bạch tuộc Việt Nam đã giành gần hết thị phần Nga từ tay các đối thủ lớn như: Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Tunisia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. Mức thuế suất được áp dụng là 8,8% thấp hơn so với mức thuế mà các nguồn cung EU phải gánh là 11,7% tại thị trường Nga cũng là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp XK Châu Á.
VASEP dự báo, kể từ quý II/2014, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này sẽ tăng đáng kể do nhu cầu của Nga rất lớn. Tuy nhiên, cạnh tranh gay gắt về giá vẫn là một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp XK mực, bạch tuộc Việt Nam muốn thâm nhập rộng hơn vào Nga.
Thành Công

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Tổng hợp hình ảnh tại các chi cục hải quan khi khai Vnaccs

Nguồn ảnh: Hội Thủ Tục Hải Quan

Bãi gửi xe chật cứng và lộn xộn


Hải quan "tất bật" hỗ trợ doanh nghiệp




19h tại chi cục cảng Hải Phòng HQKV III


Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Logistics và thực trạng công việc trong ngành Logistics tại Việt nam

Trả lời thắc mắc của bạn Jamille Lê


"Anh, Chị ơi cho em hỏi 1 vấn đề này với ạ?

Thực chất Logistics là làm gì ạ? Nếu học Logistics thì sau khi học xong có thể làm ở những bộ phận nào? Công việc gì ạ? Nếu 1 cử nhân mới ra trường thì có thể ứng tuyển vào vị trí nào ạ?

Em thích hàng không. Vậy nếu em học Logistics thì em có thể làm ở bộ phận nào ở hàng không ạ? Logistics có phân chia ra thương mại và kĩ thuật ko ạ? Nếu có thì sự khác nhau chỗ nào ạ."

1. Logisitcs là gì? 
Logistics is the management of the flow of goods between the point of origin and the point of consumption in order to meet some requirements, for example, of customers or corporations. The resources managed in logistics can include physical items, such as food, materials, animals, equipment and liquids, as well as abstract items, such as time, information, particles, and energy. The logistics of physical items usually involves the integration of information flow, material handlingproduction,packaginginventorytransportationwarehousing, and often security.
Theo: Wikipedia
Dịch:







Logistics là sự quản lý chuỗi lưu thông hàng hóa giữa điểm bắt đầu đến lúc tiêu thụ hàng hóa nhằm đáp ứng một vài yêu cầu của khách hàng hoặc của các công ty. Một số ngành hàng cần được quản lý gồm các hàng hóa vất chất như thực phẩm, vật liệu, động vật, trang thiết bị, chất lỏng và một số hàng hóa phi vật chất như thông tin, phân tử và năng lượng. 

Các hàng hóa vật chất thường thường bao gồm sự kết hợp của dòng thông tin, giao nhận các vật liệu, sản xuất, đóng gói, kiểm kê, vận chuyển, kho bãi cả bảo hiểm (bảo vệ) nữa. 

2. Dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Theo định nghĩa của Logistics phía trên, tại Việt Nam hình thành lên các công ty cung cấp dịch vụ Logistics như sau:
- Cung cấp thông tin, phần mềm hỗ trợ: công ty cung cấp thông tin doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty cung cấp phần mềm khai hải quan, phần mềm quản lý hàng hóa, chuỗi giao nhận, phần mềm tracking xe, hàng hóa, vv...
Ví dụ: Công ty Thái Sơn và FPT cung cấp phần mềm khai hải quan
- Giao nhận, vận chuyển: Các hãng tàu, các forwarder, công ty vận tải xe container, xe tải, xe nâng hạ, cầu, vv...
Ví dụ:  + Hãng tàu Maersk, MSC, SITC, vv...
           + Các forwarder: Vinatrans, Vinalink, Hanotrans, Bee Logistics, vv...
- Sản xuất, bao bì, đóng gói: Doanh nghiệp sản xuất bao bì, đóng gói sản phẩm.....
- Kiểm kê, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sán phẩm: Các trung tâm, công ty dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm kê, các forwarder...
- Kho bãi, nhà xưởng: kho bãi tại cảng biển, cảng nội địa, các công ty cho thuê kho xưởng....(Ví dụ: ICD Tiên Sơn, Kho lạnh Đức Tấn, vv...)
- Bảo vệ, bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm vận tải... (Ví dụ: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm AA, vv...)

3. Các công việc trong ngành Logistics tại Việt Nam.
- Tại Việt Nam, khi nhắc đến Logistics, chúng ta thường nhắc đến ngành xuất nhập khẩu. Các bạn có thể tham khảo một số công việc phổ biến sau (Tùy từng quy mô của công ty và các phân phối công việc của các công ty):

  • Tại các hãng tàu và công ty Forwarder


- bộ phận chứng từ; chăm sóc khách hàng (Customer service),

-  bộ phận kinh doanh và maketing (sale & marketing derpartment),
-  nhân viên giao nhận (operation department).  
- Lái tàu và các bộ phận trên tàu
- vv....



  • Tại các doanh nghiệp xnk: 

- Bộ phận giao nhận và khai hải quan (Logistics) 

-  Bộ phận mua hàng (Purchasing)
-  Bộ phận thanh toán quốc tế
- Bộ phận kinh doanh
- Bộ phận quản lý sản xuất 
- Bộ phận quản lý kho hàng 
- vv...

  • Tại các cầu cảng, kho bãi:


- Bộ phận kinh doanh

- Bộ phận giao nhận
- Bộ phận quản lý hàng hóa, xe vận tải
- Lái xe nâng, cẩu, vv...
vv...
Ngoài ra, tại các công ty khác liên quan trong ngành đều có những bộ phận, những vị trí liên quan.
Công việc cụ thể của từng vị trí, Toantid sẽ viết tiếp trong các bài viết tiếp theo, mong các bạn ủng hộ. 
Like, Comment và Share giúp mình nhé. 




Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Dịch vụ công bố chất lượng thực phẩm, mỹ phẩm nhập khẩu

Công bố thực phẩm, mỹ phẩm nhập khẩu – 
Thực phẩm, mỹ phẩm được nhập khẩu rất nhiều vào Việt Nam qua các doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và phân phối thực phẩm, nhưng không hẳn doanh nghiệp nào cũng thành thạo hồ sơ công bố thực phẩm, nếu bạn đang vướng mắc hồ sơ hoặc đang cần tìm dịch vụ để bạn có thể tiết kiệm thời gian và chi phí hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được dịch vụ tốt nhất. 

Vnlogs  là nhà cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm nhập khẩu lớn nhất, chúng tôi chuyên hỗ trợ khách hàng soạn hồ sơ công bố và đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc công bố. 


Các chứng từ cần thiết để làm CBCL đối với thực phẩm kinh doanh nhập khẩu:
  • Giấy phép kinh doanh (doanh nghiệp nhập khẩu, ghi rõ ngành nghề kinh doanh thực phẩm);
  • Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm;
  • Bản tiêu chuẩn cơ sở do DN ban hành và có đóng dấu của DN;
  • Nhãn sản phẩm có đóng dấu của Doanh nghiệp;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm (CA);
  • Bản thành phần công thức theo tỷ lệ 100%;
  • Giấy chứng nhận bán hàng tự do (free sale) đối với thực phẩm nhập khẩu là: hương liệu, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với thực phẩm chức năng).
Tài liệu Công ty chúng tôi soạn thảo:
  1. Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm;
  2. Bản tiêu chuẩn cơ sở;
  3. Dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm.
Lưu ý sau khi công bố tiêu chuẩn chất lượng
1.   Xét nghiệm định kỳ: 01 lần/năm tại các cơ quan kiểm nghiệm/thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu
2.   Gia hạn: số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm được gia hạn lại sau 03 năm kể từ ngày được cấp. Tài liệu cần thiết cho việc gia hạn bao gồm:
  • Bản gốc hoặc bản sao công chứng Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm va tiêu chuẩn cơ sở;
  • Phiếu kết quả xét nghiệm định kỳ;
  • Mẫu sản phẩm có nhãn đang lưu hành;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận cơ sở thực phẩm đủ điều kiện vệ sinh chung.

Liên hệ ngày: Mr Toàn/ 0906 232 860

Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu

Chắc các bạn đều biết, khi nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài về thì chúng ta đều phải công bố chất lượng thực phẩm đó. Trước khi công bố, chúng ta phải kiểm tra, xét nghiệm các thành phần giá trị dinh dưỡng, các chỉ tiêu lý hóa, vv... 

Ngoài dịch vụ làm Công bố chất lượng, chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu. 



Dịch vụ thử nghiệm toàn diện của chúng tôi bao gồm:
  • Kiểm tra vật lý và hóa học để xác định giá trị dinh dưỡng, biến đổi gen, dư lượng thuốc trừ sâu, chất kháng sinh và các chất lây nhiễm
  • Thử nghiệm các yếu tố độc hại
  • Kiểm nghiệm theo California Preposition 65 
  • Phân tích vi sinh vật và kiểm tra để phát hiện tác nhân gây bệnh
  • Kiểm tra cảm quan để so sánh một sản phẩm để cạnh tranh và / hoặc đánh giá sản phẩm theo tiêu chí của người tiêu dùng
  • Phân tích Thành phần và Giá trị Dinh dưỡng
  • Kiểm nghiệm Phụ gia Thực phẩm và Hóa chất Bảo quản
  • Các dịch vụ cho sản phẩm Thủy sản
  • Thử nghiệm Hạn sử dụng của Sản phẩm
Kiểm nghiệm có thể được thực hiện ở bất kỳ khâu nào của quá trình sản xuất từ:
  • Kiểm nghiệm trước khi sản xuất để xác nhận rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và tuân theo quy định của pháp luật
  • Kiểm nghiệm sau khi sản xuất để đảm bảo rằng tất cả các chỉ tiêu quan trọng cho xuất khẩu và theo thỏa thuận giao thương được đáp ứng
Chúng tôi cung cấp dịch vụ đánh giá chất lượng và an toàn của hệ thống, quy trình và sản phẩm nhằm xác định mức độ phù hợp với yêu cầu của khách hàng và đối tác, bao gồm:
  • Chương trình đảm bảo chất lượng (QA) và Quản lý chất lượng (QC) trong nội bộ được gắn kết vào tất cả các khía cạnh của quá trình kinh doanh và với các nhà cung cấp để đáp ứng các yêu cầu của quý khách hàng, của công ty và chính phủ.
  • Kiểm tra trên toàn bộ dây chuyền sản xuất từ trang trại, nhà sản xuất giống, thức ăn và thực phẩm, khách sạn và dịch vụ ăn uống đến hàng hóa nông sản. Chúng tôi có thể giúp khách hàng đảm bảo chất lượng sản phẩm, mức độ an toàn và tính hợp pháp, cũng như đánh giá những môi trường kinh doanh thích hợp.
Nhiệm vụ của chúng tôi là không chỉ đơn thuần cung cấp một dịch vụ hoàn thiện cho tất cả các loại thực phẩm, mà còn thiết lập một quan hệ đối tác tin cậy với các doanh nghiệp, không ngừng gia tăng giá trị và gia tăng lợi thế cạnh tranh của chính khách hàng.

Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết
Mạc Hữu Toàn
Mobile: 0906232860
Skype: Toantid.viko
Email: toantidviko@gmail.com


Sự trở lại của Vnlogs và Toantid

Vắng bóng 1 thời gian, giờ Vnlogs và Toantid đã quay trở lại. Không biết là có lợi hại hay … hơn xưa hay không =)))  nhưng mong mọi người ủng hộ nhé. 

Sẽ tiếp tục tổng hợp và chia sẻ cho mọi người những kiến thức và kinh nghiệm xương máu trong nghề xnk. 

Like & Comment & Share để ủng hộ mình nhé. 

Ngoài ra, trân trọng giới thiệu cả nhà, dịch vụ mới của Toantid:

- Kiểm nghiệm thực phẩm ->> Xem thêm
- Công bố chất lượng bao bì, thực phẩm, thực phẩm chức năng -> xem thêm
- Công bố chất lượng mỹ phẩm --> xem thêm
- Nhập khẩu ủy thác từ Hàn Quốc (Tất cả các mặt hàng, đặc biệt: Thực phẩm và mỹ phẩm) --> Xem thêm

Liên hệ để tư vấn miễn phí và biết thêm năng lực làm việc.

Ngoài ra, mình có kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu (bán buôn, bán lẻ):
- Thực phẩm chức năng: Nước sâm, nước bổ gan, viên nang sâm, viên nang bổ gan.
- Nấm linh chi
- Đông trùng hạ thảo
- Thực phẩm thường: Các loại kẹo Hàn Quốc, các đồ uống (Nước lô hội, nước gạo, nước xoài, nước dâu tây, vvv…), rong biển, tảo biển, mỳ tôm, vv…
- Mỹ phẩm Hàn Quốc (The faceshop, Geo Lamy, Skinfood, vv…)

Tham khảo website: 
http://www.vnlogs.com/
http://thienhong.biz/
http://shop4beauty.com.vn/

Mình rất mong được hợp tác với tất cả các đối tác có nhu cầu.
Mọi người giúp mình chia sẻ giới thiệu thêm cho bạn bè nhé.

Mac Huu Toan (Mr)

Mobile: (+84) 0906 232 860
Yahoo: machuutoan_k40a14

Skype: toantid.viko

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Công ty Cổ phần Chế Biến Thực phẩm Thiên Hồng tuyển dụng Nhân viên kinh doanh hàng nhập khẩu



Vị trí tuyển dụng:

Nhân viên kinh doanh thực phẩm, mỹ phẩm Hàn Quốc
Chức vụ:Nhân viên
Ngành nghề:Nhân viên kinh doanh
Hình thức làm việc:Toàn thời gian cố định
Địa điểm làm việc:Hà Nội, Miền Bắc
Mức lương:Thỏa thuận
Mô tả công việc:- Triển khai kế hoạch kinh doanh của Công ty và thực hiện các giao dịch bán hàng tại địa bàn được giao phó
- Khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm kiếm đối tác & đại lý, xúc tiến hợp đồng với khách hàng
- Tư vấn sản phẩm, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với khách hàng
- Tham gia triển khai các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho Công ty và các sản phẩm do Công ty phân phối
- Đạt doanh số đề ra
Số lượng cần tuyển:2
Quyền lợi được hưởng:- % Hoa hồng bán hàng
Thu nhập cao chế độ thưởng hấp dẫn theo tháng, quý, năm
-Thưởng lễ, tết, thưởng lương tháng 13.
-Được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo luật lao động (BHYT & BHXH) và các quyền lợi khác theo quy định của nhà nước.
-Môi trường làm việc hiện đại chuyên nghiệp. Có nhiều cơ hội thăng tiến cao
Số năm kinh nghiệm:2-3 năm
Yêu cầu bằng cấp:Cao đẳng - Đại học
Yêu cầu giới tính:Không yêu cầu
Yêu cầu độ tuổi:Không yêu cầu
Yêu cầu khác:- Có kinh nghiệm trong việc kinh doanh phân phối mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm Hàn Quốc và các nước khác.
- Am hiểu mặt hàng và thị trường kinh doanh mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm
- Nhanh nhẹn, thật thà, giao tiếp tốt, năng động, nhiệt tình trong công việc.
- Yêu thích công việc kinh doanh, ưu tiên có kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
- Tin học: Thành thạo tin học văn phòng, internet, email.
Hồ sơ bao gồm:- Các ứng viên quan tâm có thể nộp hồ sơ trực tuyến gửi kèm file hay trực tiếp đến công ty để được phỏng vấn
- Hồ sơ gồm: CV (những giấy tờ khác: SYLL, giấy khai sinh, bằng TN,... nộp khi trúng tuyển)
Hạn nộp hồ sơ:31/05/2014
Hình thức nộp hồ sơ:Qua Email/Trực tiếp

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Người liên hệ:Mr. Mạc Hữu Toàn
Địa chỉ liên hệ:Khu công nghiệp Phú Minh, Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Email liên hệ:eximdeptvinasun@gmail.com
Điện thoại liên hệ:0906 232 860