Chúng ta làm quen với 3 thuật ngữ khi tính cước vận chuyển sau:
Gross Weight: (GW) Là trọng lượng thực tế của hàng hóa kể cả bao bì đóng gói.
Volume Weight: (VW)là trọng lượng quy đổi từ kích thước của kiện hàng.
Chargeable Weight: (CW)là trọng lượng dùng để tính cước.
Chúng ta thường gặp thuật ngữ này đối với những chuyến hàng đi bằng máy bay.
Như bạn biết, hàng hóa có vô vàng kích thước, trọng lượng. Có những mặc hàng rất to, rất cồng kềnh Chiếm nhiều chỗ trên máy nhưng trọng lượng lại nhẹ tênh. Nếu áp dụng trọng lượng thực tế để tính cước vận chuyển thì e rằng các hãng hàng không sẽ đóng cửa sớm. Do đó hiệp hội hàng không đã đưa ra công thức quy đổi từ kích thước hàng hóa thành trọng lượng tương đương để tính cước.
Nếu trọng lượng quy đổi (VW) nhỏ hơn trọng lượng thực tế (GW) thì trọng lượng thực tế sẽ là Chargeable Weight. Ngược lại nếu VW lớn hơn GW thì VW sẽ trở thành CW
Vậy VW được quy đổi như thế nào.
Quy ước chung đối với hiệp hội hàng không IATA thì trọng lượng quy đổi sẽ bằng
(Dài x Rộng x Cao)/6000, đơn vị tính là Cm (Centimet)
Ví du: ta có kiện hàng nặng 20 KG, kích thước là 30 x 50 x40 CM
VW = (30x50x40)/6000= 10 KG< 20 KG (GW).
Lúc này trọng lượng tính cước là 20 KG.
Cũng với GW là 20 KG, nhưng kích thước lại lớn hơn 40x80x60 cm
=>
VW = (40x80x60)/6000= 32 KG> 20 KG (GW).
Lúc này trọng lượng tính cước là 32 KG.
Lúc này bạn đã hiểu cách quy đổi trọng lượng rồi nhỉ
Đối với hãng vận chuyển DHL thì họ không chia cho 6000 mà lại chia cho 5000.
(Dài x Rộng x Cao)/5000
Qua 2 cách quy đổi trên cho thấy rằng thông thường giá bên DHL thì có vẻ thấp hơn tuy nhiên nếu hàng của chúng ta thuộc loại nhẹ cân nhưng cồng kềnh thì phải xem chừng vì họ chia cho 5000 nên kết quả là trọng lượng quy đổi sẽ lớn hơn so với chia 6000 đấy nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét