Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Nhiều quy định mới về thủ tục hải quan áp dụng từ 01/11/2013

Tổng cục Hải quan vừa tổ chức hội nghị giới thiệu nội dung Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, thay thế Thông tư số 194/2010/TT-BTC. Thông tư này có hiệu lực vào ngày 01/11/2013 tới đây với nhiều thay đổi về thủ tục hải quan.
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 30/9 và 01/10/2013, bao gồm các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra. Ngoài việc phổ biến về Thông tư số 128/2013/TT-BTC (Thông tư số 128), hội nghị còn tập huấn về Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Tổng cục trưởng (PTCT) Vũ Ngọc Anh khẳng định sự cần thiết phải sửa đổi Thông tư số 194/2010/TT-BTC (Thông tư số 194). Qua 2 năm thực hiện, Thông tư số 194 bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế công tác quản lý hải quan. Bên cạnh đó, sau khi Thông tư 194 được ban hành, nhiều văn bản Luật và Nghị định liên quan đến lĩnh vực thuế và hải quan đã được ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Chính vì vậy, sự ra đời của Thông tư số 128 là rất cần thiết.
PTCT chỉ rõ, Thông tư số 128 đã pháp lý hóa những hướng dẫn cá biệt hướng dẫn thực hiện Thông tư số 194, tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tế, khắc phục những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý hải quan và đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, dần đi đến thống nhất giữa thủ tục hải quan truyền thống và điện tử.
Chính vì vậy, PTCT yêu cầu các cán bộ trong ngành nghiêm túc nghiên cứu Thông tư số 128 để thực hiện đúng, hướng dẫn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Qua quá trình thực hiện, tiếp tục phát hiện những vướng mắc, thực tế nảy sinh để Thông tư đi vào đời sống một cách hiệu quả.

            Thông tư số 128/2013/TT-BTC có nhiều quy định mới về thủ tục hải quan. (Trong ảnh: Cán bộ CCHQ Cảng Đà Nẵng kiểm tra hàng hóa).
Tại hội nghị, đại diện Cục Giám sát quản lý về Hải quan đã giới thiệu bố cục của Thông tư số 128, những điểm mới trong nội dung Thông tư này so với Thông tư số 194.
Thông tư 128 có nhiều điểm thay đổi về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như: Vấn đề khai hải quan; sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan; đồng tiền nộp thuế; thông quan hàng hóa; thanh khoản hàng nhập sản xuất xuất khẩu; bổ sung điều kiện thành lập và quản lý kho ngoại quan; thủ tục xét miễn thuế đối với DN ưu tiên…
Thông tư cũng bổ sung thêm những hướng dẫn về thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với một số trường hợp đặc thù mà các văn bản trước đây chưa hướng dẫn như: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là phương tiện vận tải XNK; giám sát hải quan đối với hàng hóa chưa làm thủ tục nhập khẩu, đang nằm trong khu vực giám sát hải quan, nhưng phải tái xuất trả lại cho đối tác nước ngoài…
Hội nghị tiếp tục kéo dài đến ngày mai với những nội dung liên quan đến Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung và công tác kiểm tra sau thông quan.
Ngày 03/10/2013, Tổng cục Hải quan tiếp tục tổ chức hội nghị tương tự ở khu vực miền Nam. Sau đó, Tổng cục Hải quan cũng sẽ tổ chức hội nghị phổ biến nội dung Thông tư này cho cộng đồng DN.
Thông tư số 128 bao gồm 168 Điều, bổ sung 5 Điều mới so với Thông tư số 194, đó là: Xác định trước trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu (Điều 8), Đăng ký tờ khai hải quan (Điều 13), Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam (Điều 62), Tiền chậm nộp (Điều 131), Nộp dần tiền thuế (Điều 132).
Bãi bỏ 02 Điều 98 và 132 tại Thông tư số 194. Bãi bỏ điểm 4.10 phụ lục II tại Thông tư số 194.
Sửa đổi, bổ sung 86 Điều tại Thông tư số 194.

Thông tư số 128 - BTC (10/9/2013) thay thế thông tư 194

Đã có thông tư 128/2013/TT BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thay thế thông tư 194. Áp dụng từ ngày 01/11/2013 các bạn nhé. Với thông tư mới này việc khai hải quan sẽ khó khăn hơn trước nhiều đấy.
 

Bản tin Logistics Việt Nam ngày 20/09/2013 - InfoTV



Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Cưa đôi ôtô sang nhập lậu về Việt Nam rồi hàn lại

Theo: http://dantri.com.vn/
Nếu NK trót lọt, chiếc xe BMW 645 CI dễ dàng được hàn lại, rồi mông má và đưa ra bán ở thị trường nội địa với bộ giấy tờ hợp thức từ các xe tai nạn hoặc không loại trừ cả giấy tờ giả.
Vừa qua cơ quan Hải quan đã phát hiện một “chiêu trò” gian lận mới trong việc NK ô tô đã qua sử dụng (là mặt hàng cấm NK). Cụ thể là chiếc xe BMW model 645 CI đã qua sử dụng được cắt làm đôi và tháo rời các phụ tùng, linh kiện, bọc gói kĩ càng bằng nhiều lớp ni lon và trà trộn với hàng hóa thông thường khác của một DN.
Nếu NK trót lọt, chiếc xe BMW 645 CI dễ dàng được hàn lại, rồi mông má và đưa ra bán ở thị trường nội địa với bộ giấy tờ hợp thức từ các xe tai nạn hoặc không loại trừ cả giấy tờ giả.
Tháng 5-2013, Công ty TNHH XNK HL mở tờ khai NK hàng hóa (theo khai báo của DN tại tờ khai NK) gồm 4 chiếc đầu máy phát điện 3 pha Diessel cummin của tổ máy phát điện dùng trong công nghiệp đã qua sử dụng, xuất xứ Trung Quốc.




Phần đầu và phần đuôi chiếc BMW được cắt đôi, giấu sâu bên trong container
 
Phần đầu và phần đuôi chiếc BMW được cắt đôi, giấu sâu bên trong container
 (Ảnh do Đội đặc nhiệm TCHQ cung cấp)
Trong quá trình kiểm tra hàng hóa của DN này cơ quan Hải quan phát hiện, sau khi bốc dỡ 4 chiếc đầu máy được xếp ở phía ngoài ra thì bên trong container có một nửa đầu xe ô tô con gắn liền máy hiệu BMW đã qua sử dụng (xe bị cắt đôi theo chiều ngang), không có bánh xe, một nửa đuôi xe BMW model 645 CI đã qua sử dụng (xe bị cắt đôi theo chiều ngang), không có bánh xe và các phụ tùng, linh kiện ô tô con tháo rời, đã qua sử dụng.
Cơ quan Hải quan đã lập biên bản vi phạm, tạm giữ toàn bộ hàng hóa, đồng thời xác định trị giá hàng vi phạm không khai báo (phụ tùng ô tô các loại đã qua sử dụng- thuộc diện hàng hóa cấm NK) là 986 triệu đồng và số tiền thuế chênh lệch giữa hàng hóa khai báo và hàng hóa thực tế là 111,8 triệu đồng.
Vụ việc trên là điển hình của một trong nhiều vụ việc vi phạm về gian lận trong khai báo để trà trộn hàng vi phạm với hàng hóa thông thường, đã bị cơ quan Hải quan phát hiện, bắt giữ. Thông thường, lô hàng nhập kinh doanh được khai báo là máy phát điện dùng trong công nghiệp đã qua sử dụng, nếu DN chấp hành tốt pháp luật, khai báo đầy đủ, rõ ràng... sẽ được phân luồng Xanh và được thông quan nhanh chóng.
Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện có dấu hiệu nghi vấn, cơ quan Hải quan đã đưa lô hàng kiểm tra bằng máy soi container và kiểm tra thực tế 100% lô hàng, bốc dỡ toàn bộ hàng hóa trong container ra thì mới phát hiện hàng hóa vi phạm.
Qua vụ việc này cho thấy, tình trạng buôn lậu hàng cấm diễn ra ngày càng phức tạp hơn với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong khi đó, quân số của lực lượng kiểm soát Hải quan hiện nay vẫn còn mỏng, không thể “trải” người đi khắp nơi để kiểm tra từng lô hàng và phát hiện sai phạm.
Đặt ra trách nhiệm nặng nề hơn đối với lực lượng Hải quan nói chung và lực lượng kiểm soát chống buôn lậu của Hải quan nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh toàn Ngành đang đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho DN, tăng cường mối quan hệ đối tác Hải quan-DN và thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng…
Những tháng cuối năm 2013, nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm của lực lượng kiểm soát Hải quan vẫn hết sức nặng nề, nhiều khó khăn. Vấn đề đấu tranh, phát hiện ra những sai phạm đối với các mặt hàng “trọng điểm”, đối tượng “trọng điểm” và tuyến đường, địa bàn “trọng điểm” rất cần được lãnh đạo các cục Hải quan địa phương quan tâm, với mục tiêu kịp thời phát hiện, bắt giữ, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại góp phần giữ vững an ninh biên giới và thu NSNN.
Theo Hải quan

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 180 tỷ USD

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9 đã chuyển sang trạng thái thâm hụt 226 triệu USD... Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu sơ bộ về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9 (từ ngày 1/9 - 15/9/2013).
Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9 đạt 10,26 tỷ USD, giảm 16,1% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8/2013.

Với kết quả trên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2013 đạt 180,35 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu đạt 90,06 tỷ USD, tăng 14,7% và nhập khẩu đạt 90,29 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012.



Kim ngạch xuất khẩu của một số nhóm hàng từ đầu năm nay đến 15/9 (Đơn vị: triệu USD) - Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu tháng 9 thâm hụt 374 triệu USD, kéo theo cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2013 đã chuyển sang trạng thái thâm hụt 226 triệu USD.

Đáng chú ý, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nửa đầu tháng 9 đạt 3,06 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2013 lên 54,6 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 60,6% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Trong khi đó, trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong nửa đầu tháng 9 đạt 3,17 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của khối này từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2013 lên 51,16 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 56,7% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam.

Từ đầu năm đến ngày 15/9, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu với 14,178 tỷ USD, tăng gần 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 12,237 tỷ USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (7,2 tỷ USD); Giày dép các loại (5,7 tỷ USD); Dầu thô (5,177 tỷ USD),...
InfoTV
Theo Vneconomy

Sẽ có thông tư siết chặt thép nhập khẩu

Nhằm làm sáng tỏ hơn bức tranh ngành thép hiện nay, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA).
- Mỹ chính thức điều tra ống thép dẫn dầu của Việt Nam 
- Giành giật thị phần, nhiều doanh nghiệp giảm mạnh giá thép
- Doanh nghiệp thép không dám trữ hàng



Hiện nay, thép nhập khẩu vào Việt Nam dưới danh nghĩa thép hợp kim đã khiến thị trường thép trong nước hết sức khó khăn, xin ông cho biết rõ hiện tượng trên?

7 tháng đầu năm 2013, nước ta đã nhập khẩu trên 400.000 tấn thép cuộn chứa Bo (thép hợp kim); thép cuộn phi 6, phi 8, thép cuộn cán nguội là trên 300.000 tấn, đây là con số quá lớn.

Trong khi đó, 8 tháng đầu năm 2013, các DN trong nước chỉ tiêu thụ được khoảng 3 triệu tấn thép xây dựng (thép cuộn chiếm 1/6); thép cán nguội tiêu thụ đạt 728.000 tấn, con số này chỉ bằng 50% công suất mà DN trong nước sản xuất (1.300.000 tấn). Thép cán nguội tồn kho (50%) do phải cạnh tranh quyết liệt với thép cán nguội giá rẻ của Trung Quốc.

Theo tôi, nếu không có thêm 50% lượng thép nhập khẩu thì cung – cầu trong nước vừa đủ và DN sản xuất sẽ hoạt động có hiệu quả cao.

- Tình trạng này đang diễn ra phức tạp, theo ông, đâu là nguyên nhân?
Trước đây, Việt Nam đánh thuế  thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là 10%, nhưng bắt đầu từ năm 2012, thực hiện theo Hiệp định Asean- Trung Quốc, thuế áp dụng chỉ còn 5%. Đây là con số giảm lớn, bởi vì giá thép trong nước hiện nay khoảng 15 đến 16 triệu đồng/tấn. Nếu thép Trung Quốc giảm được 5% thuế nhập khẩu thì sẽ "thắng" thép trong nước về giá.

Cái khó của chúng ta là chưa ban hành quy định về thép hợp kim. Thực tế, DN trong nước đã kiến nghị với Bộ Công Thương đưa ra các thủ tục hành chính để kiểm soát chặt chẽ lượng thép nhập khẩu như: Giấy phép xuất nhập khẩu tự động… nhưng hiệu quả không cao.

- Được biết, Bộ Công Thương giao Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Công nghiệp nặng và Vụ Khoa học - Công nghệ soạn thảo thông tư hướng dẫn và quản lý về chất lượng sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam, quan điểm của ông?
Dự thảo thông tư đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Hy vọng, sau khi thông tư được ban hành, thị trường thép sẽ dần ổn định. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học - Công nghệ cần xem xét, quy định thép nhập nguyên tố Bo 0,008% không được coi là thép hợp kim. Đồng thời, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan không xét loại thép chứa Bo vào chủng loại thép hợp kim; đưa mặt hàng này vào diện chịu thuế 5%, với mục đích giúp DN thép trong nước giảm được sự cạnh tranh về giá, tăng năng suất, tạo việc làm cho người lao động và Nhà nước giảm thất thu thuế.

  Theo baocongthuong

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Việt Nam đứng thứ 37 về xuất khẩu

(InfoTV) - Sau 6 năm là thành viên của WTO, thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2012 đã đạt 228,31 tỷ USD, cao hơn gấp 2 lần so với kết quả thực hiện của năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên WTO.

 
Thông tin trên vừa được Tổng cục Hải quan cho biết. Tổng cục Hải quan cũng cho biết thêm, trước đó, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã cán mốc 200 tỷ USD vào cuối năm 2011.

Theo xếp hạng của WTO, đến năm 2012, thứ hạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã xếp ở vị trí thứ 37, trong khi nhập khẩu xếp ở vị trí thứ 34.

Theo: infoTV

Mở rộng “cửa” xuất khẩu


Một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như: Mỹ, EU, Nhật Bản… đều sụt giảm kim ngạch do khó khăn của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút nhưng điều đó không có nghĩa, cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam đang dần khép lại. 

 

Tiềm năng xuất sang ASEAN
Ngay trong khu vực ASEAN, Myanmar và Indonesia là hai thị trường hứa hẹn tiềm năng xuất khẩu với doanh nghiệp Việt Nam. Myanmar được đánh giá là thị trường lớn trong khu vực với 60 triệu dân. Ông Lê Đức Duy- Giám đốc Marketing Công ty cổ phần Vinamit sau chuyến khảo sát thị trường mới đây tại Myanmar cho biết, sản xuất nội địa của đất nước này hiện chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. “Cơ hội và sự cạnh tranh ở Myanmar rất tốt cho doanh nghiệp Việt Nam, không đến nỗi quá khốc liệt như những thị trường khác. Người Myanmar rất thiện cảm với người Việt, do đó doanh nghiệp Việt có rất nhiều cơ hội”- ông Lê Đức Duy chia sẻ.
Trong khi đó, với thị trường Indonesia, nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh do sự chuyển dịch dân số về thành thị. Nhiều mặt hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu của người dân nơi đây. Ông Robert Chua- chuyên gia tư vấn thị trường bày tỏ: “Tôi rất ngạc nhiên vì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN thấp, trong khi vị trí địa lý gần như vậy. Một số doanh nghiệp Việt Nam nghĩ thị trường này còn nhỏ nên tiềm năng xuất khẩu chưa được khai phá hết”.
Đón cơ hội từ thị trường mới
Cơ hội xuất khẩu sang các thị trường mới đang mở ra với doanh nghiệp Việt Nam, nhưng để đón được cơ hội này, doanh nghiệp vẫn cần lưu ý đến các vấn đề về văn hoá, phương thức kinh doanh hay cách thức tiếp cận để có hệ thống phân phối tại mỗi thị trường. Mỗi quốc gia lại có nhu cầu riêng với sản phẩm và muốn thành công, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu để nắm bắt cơ hội. Ví dụ, với thị trường Indonesia, theo ông Trương Cung Nghĩa - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Trương Đoàn thì sản phẩm có tính độc đáo, có bản sắc riêng sẽ dễ vào thị trường này và không nên mang các sản phẩm cùng loại để cạnh tranh về giá.
Ông Robert Chua tư vấn, để đưa sản phẩm vào Australia, các doanh nghiệp Việt Nam nên lập hệ thống phân phối riêng rẽ ở khu vực phía Đông và phía Tây của đất nước. Với các sản phẩm xuất khẩu có yêu cầu cao về marketing nên có hệ thống phân phối chuyên biệt, độc quyền. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm nên đi theo hệ thống phân phối rau- củ- quả bởi thị trường này đang có 2 hệ thống thống lĩnh thị trường về thực phẩm, nếu vào trực tiếp, doanh nghiệp phải trả phí rất cao.
Bên cạnh đó, một yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam là đảm bảo chất lượng công bố, hạn sử dụng rõ ràng. Ngoài ra, mỗi thị trường có những đòi hỏi riêng về chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải tuân theo.
Theo ông Đỗ Thắng Hải- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm tại các thị trường mới thì doanh nghiệp phải vượt qua được các thách thức như: nhu cầu sản phẩm sản xuất theo quy trình bền vững, những yêu cầu về thâm nhập thị trường…
Theo An ninh Thủ đô 
Nguồn: http://baocongthuong.com.vn

Thị trường nhập khẩu thép 9 tháng đầu năm 2013

Theo: (VINANET)

 
Theo Bộ Công Thương, kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm nay ngành thép tiếp tục đối đầu với khó khăn khi sản lượng và mức tiêu thụ đều giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng sản lượng phôi thép đạt 784.474 tấn (bằng 55,4% kế hoạch, tương đương 66% công suất thiết kế, giảm 9,1% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thép cán (dẹt và dài) đạt 1,5 triệu tấn (bằng 63,7% kế hoạch, tương đương 75% công suất thiết kế, tăng 6% so với cùng kỳ). Lượng thép tồn kho tính đến 31/8/2013: Phôi thép là 70.368 tấn, thép cán dài 142.786 tấn, thép cán dẹt 7.363 tấn, sản phẩm sau cán là 20.598 tấn.
Trước những khó khăn và lượng tồn kho tăng cao, nhưng lượng thép nhập khẩu về Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Số liệu thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 6,2 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 4,4 tỷ USDs, tăng 26,22% về lượng và tăng 11,1% về trị giá so với 8 tháng năm 2012.
Sắt thép từ Trung Quốc được nhập khẩu về nhiều trong thời gian này, chiếm 37,3% thị phần, tương đương với 2,3 triệu tấn, trị giá 1,6 tỷ USD, tăng 68,64% về lượng và tăng 48,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Được nhiều về nhiều thứ hai sau thị trường Trung Quốc là Nhật Bản với 1,7 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 28,27% về lượng và tăng 12,34% về trị giá.
Đáng chú ý, sắt thép nhâp khẩu từ thị trường Hoa Kỳ tuy chỉ có 19,7 nghìn tấn, trị giá 12 triệu USD, nhưng so với 8 tháng đầu năm 2012, thì nhập khẩu sắt thép từ thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh, tăng 219,8% về lượng và tăng 79,28% về trị giá.
Thống kê thị trường nhập khẩu sắt thép 8 tháng 2013
ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
 
NK 8T/2013
NK 8T/2012
% so sánh
lượng
trị giá
lượng
trị giá
lượng
trị giá
Tổng KN
6.279.355
4.483.681.977
4.974.935
4.035.721.616
26,22
11,10
Trung Quốc
2.344.253
1.634.437.988
1.390.087
1.102.100.335
68,64
48,30
Nhật Bản
1.732.950
1.140.390.636
1.351.057
1.015.127.489
28,27
12,34
Hàn Quốc
928.016
753.881.797
1.030.239
932.076.541
-9,92
-19,12
Đài Loan
620.778
446.438.970
514.028
429.741.616
20,77
3,89
An Độ
196.219
140.538.253
64.309
57.123.398
205,12
146,03
Braxin
131.707
72.537.358
42.797
26.677.040
207,75
171,91
Nga
110.117
69.677.608
270.342
177.234.479
-59,27
-60,69
Malaixia
26.699
37.477.491
87.603
74.764.661
-69,52
-49,87
Oxtraylia
25.922
13.437.320
31.963
19.954.353
-18,90
-32,66
Thái Lan
24.015
32.843.742
25.142
34.895.719
-4,48
-5,88
Hoa Kỳ
19.783
13.075.961
6.186
7.293.798
219,80
79,28
Canada
18.191
11.901.895
9.271
5.787.517
96,21
105,65
Đức
8.489
18.550.908
7.785
15.845.624
9,04
17,07
Bỉ
8.260
7.252.978
7.974
5.708.429
3,59
27,06
Niuzilan
6.596
3.523.037
6.002
3.020.479
9,90
16,64
Hà Lan
5.984
4.551.527
12.384
8.512.119
-51,68
-46,53
Indonesia
4.894
7.686.199
33.772
34.179.606
-85,51
-77,51
Xingapo
4.388
7.303.140
4.048
7.229.742
8,40
1,02
Tây Ban Nha
2.981
1.992.498
6.105
6.354.500
-51,17
-68,64
Pháp
1.846
10.530.836
15.845
14.913.533
-88,35
-29,39
Thụy Điển
1.730
6.499.548
2.448
3.312.060
-29,33
96,24
Phần Lan
1.475
4.715.602
1.261
4.464.396
16,97
5,63
Hongkong
1.385
1.761.689
1.086
1.986.170
27,53
-11,30
Nam Phi
1.153
1.560.424
4.827
4.085.070
-76,11
-61,80
Ucraina
917
802.109
2.995
2.287.931
-69,38
-64,94
Anh
779
881.189
424
813.677
83,73
8,30
Áo
751
7.040.586
843
6.626.826
-10,91
6,24
Philippine
749
444.226
944
861.852
-20,66
-48,46
Italia
574
999.331
910
1.074.620
-36,92
-7,01
Thổ Nhĩ Kỳ
359
364.403
17.985
11.999.961
-98,00
-96,96
Mehico
141
140.482
1.326
902.467
-89,37
-84,43
Ba Lan
32
130.121
379
746.594
-91,56
-82,57
Đan Mạch
21
142.392
246
396.816
-91,46
-64,12
(Nguồn số liệu: TCHQ)
Trước những khó khăn, Công đoàn Công Thương Việt Nam và Công đoàn Tổng công ty thép Việt Nam đã cùng trao đổi, chia sẻ và thống nhất lấy ý kiến đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho ngành thép. Trong đó, tập trung đẩy nhanh dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II cho Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (Tisco). Về dự án này, Chính phủ đã nhất trí cho điều chỉnh tăng thêm 4.300 tỷ đồng, tăng gấp hai lần so với dự toán ban đầu là 3.800 tỷ đồng. Ngoài ra, Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng nhất trí cho vay số tiền tăng thêm để hoàn thiện dự án. Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ gỡ khó cho 6.500 lao động tại Tisco trong bối cảnh hiện nay.
Để hạn chế thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có đề nghị cơ quan quản lý cần phải đặt ra các giải pháp để hạn chế nhập khẩu thép cụ thể là các hàng rào kỹ thuật, hỗ trợ và giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.
 

Nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 tăng 41%

Theo: VINANET
Trong 8 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã chi 2,09 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thô, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu chính là ngô (1,34 triệu tấn) và đậu tương (897.000 tấn). Vật liệu chủ yếu có nguồn gốc từ Argentina (25,6%), Ấn Độ (14,6%), Mỹ (14,5%), tiếp theo là Italia, Thái Lan và Trung Quốc.
Ông Mai Văn Chung, giám đốc mua bán của Công ty TNHH Japfa Cornfeed Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu 80.000 tấn ngô để sản xuất thức ăn chăn nuôi đến tháng 3/2014.
Ông Chung cho biết rằng, Japfa cần ít nhất 16.000-17.000 tấn ngô mỗi tháng. Doanh nghiệp từng nhập khẩu đủ khối lượng trong một thời gian nhất định nhưng tại thời điểm hiện tại, họ nhập khẩu một khối lượng lớn hơn để tận dụng lợi thế ngô giá rẻ trên thị trường Nam Mỹ.
Giám đốc cũng cho biết rằng, doanh nghiệp thích nhập khẩu chất lượng cao với độ ẩm hơn nhiều so với ngô chế biến trong nước.
Giá ngô được nhập khẩu từ Argentina và Brazil ở mức khoảng 310-320 USD/tấn trong tháng 6 nhưng hiện tại giá giảm xuống còn 245-250 USD/tấn, thấp hơn so với giá trong nước 295 USD/tấn (tại tỉnh Sơn La).
Thực tế, giá nguyên liệu thô đối với sản xuất thức ăn chăn nuôi đang giảm trên thị trường toàn cầu nhưng vẫn đứng ở mức cao tại Việt Nam.
Phó chủ tịch của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Đức Bình cho biết rằng, các nhà sản xuất trong nước vẫn chịu giá nguyên liệu nhập khẩu chế biến ở mức cao và chi phí đầu ra sẽ khó giảm.
Ông Bình cho biết rằng, giá thức ăn chăn nuôi trong nước có thể giảm trong tháng tới, ở mức khoảng 5% so với giá hiện tại.
Reuter



Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9 có thể giảm xuống 80.000 tấn


(VINANET) – Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể giảm xuống 80.000 – 90.000 tấn (1,33 – 1,5 triệu bao) trong tháng 9, giảm nhẹ so với xuất khẩu của tháng 8, trong khi vụ thu hoạch mới có thể bắt đầu sớm hơn bình thường một tuần.

Kết thúc mùa mưa có thể nhường đường cho vụ thu hoạch bắt đầu sớm trong vành đai cà phê Tây Nguyên, Việt Nam, nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới, và các thương nhân dự kiết cà phê vụ mới đến vào giữa tháng 10, thay cho đầu tháng 11 như thường lệ.

Xuất khẩu cà phê tháng 8 giảm 5,5% so với một năm trước, ước tính là 95.000 tấn hay 1,58 triệu bao.

Reuters

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Hội thảo quốc tế về thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Ấn Độ và chương trình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ quốc tế đã được khai mạc ngày 17/9 tại thủ đô New Dehli.

 Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia và nghệ nhân đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Ireland và nước chủ nhà.

Đoàn Việt Nam, do ông Lê Bá Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (Vietcraft) dẫn đầu tham dự hội thảo. Gian hàng Việt Nam trưng bày các mặt hàng thêu tay và chạm khắc tranh trên đá, thu hút đông đảo khách tới tham quan.

Ông Lê Bá Ngọc cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia hội thảo về thủ công mỹ nghệ tại Ấn Độ, với hai nghệ nhân chuyên về thêu và chạm khắc trên đá trực tiếp trình diễn sản xuất các sản phẩm tại chỗ. Ông bày tỏ hy vọng trong xu hướng hội nhập thị trường, cuộc hội thảo lần này là cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồng thời giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với các nước.

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Ủy ban phát triển thủ công mỹ nghệ Ấn Độ S.S. Gupta cho biết xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ góp phần quan trọng cho kinh tế Ấn Độ, với mức tăng bình quân 15%/năm trong vài thập niên qua.

Giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ đạt khoảng 5.600 triệu USD/năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 3.304 triệu USD và tiêu thụ trong nước là 2.300 triệu USD. Tuy nhiên, Ấn Độ chưa khai thác được thị trường quốc tế khi thị phần hàng thủ công mỹ nghệ của nước này chiếm chưa đến 2% thị trường thế giới.

Theo ông S.S. Gupta, ngành thủ công mỹ nghệ Ấn Độ đang đứng trước những thách thức to lớn như chi phí lao động và nguyên liệu thô tăng; sản phẩm mỹ nghệ được cơ khí hóa rẻ hơn cũng là mối đe dọa đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, ngành thủ công mỹ nghệ cần nâng cấp công nghệ, cải tiến mẫu mã và chất lượng nguyên liệu thô.

Ông cũng bày tỏ hy vọng cuộc hội thảo sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ Ấn Độ trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thị trường cùng các nước.
Theo Vietnam+

Châu Phi: Thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Việt Nam đã xuất khẩu được 4,791 triệu tấn gạo từ 1-1 đến 12-9-2013, trị giá 2,054 tỷ USD với giá trung bình khoảng 429 USD/tấn (FOB).





Trong 12 ngày đầu tháng 9, Việt Nam xuất khẩu khoảng 100.565 tấn gạo bao gồm 22.333 tấn gạo 4%-10% tấm, khoảng 9.510 tấn gạo 15% -20% tấm, 31.790 tấn gạo 25% -45% tấm và khoảng 28.661 tấn gạo thơm.
Châu Phi là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 12 ngày đầu tháng 9, chiếm khoảng 67,02% tổng lượng gạo xuất khẩu. Châu Á là thị trường lớn thứ hai, chiếm khoảng 27,79% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi Trung Đông, Mỹ, Úc và châu Âu chiếm khoảng 2,17%, 1,77%, 0,65% và 0,60% tương ứng.
Theo thông tin từ Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), với số dân hơn 1 tỉ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng tăng, bởi sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với hạt kê và những loại ngũ cốc truyền thống khác.
Bên cạnh đó, thu nhập của người dân châu Phi đang dần cải thiện nên giá gạo không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi, vì vậy gạo trở thành loại lương thực phổ biến trong bữa ăn hàng ngày.
Với những diễn trên, theo đánh giá của Vụ thị trường Tây Á, Nam Á, châu Phi vẫn là thị trường tiềm năng để doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất gạo trong thời gian tới.
Theo InfoTV

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Tín hiệu tốt cho xuất khẩu đồ gỗ

Trong khi nhiều ngành hàng XK gặp khó khăn thì ngành chế biến gỗ vẫn có sự tăng trưởng đáng kể do nhu cầu từ các thị trường dần phục hồi, mục tiêu XK 5,5 tỷ USD trong năm 2013 có khả năng đạt được.

 

 Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho thấy, tháng 8-2013, XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 432 triệu USD, đưa giá trị XK 8 tháng năm 2013 đạt trên 3,34 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2012. 
Trong 7 tháng, ngoại trừ thị trường Đức (giảm 14,4%) và Pháp (giảm 2,2%), XK gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường tiêu thụ lớn hầu hết đều tăng trưởng mạnh. Thị trường Hoa Kỳ tăng 7,2%; Trung Quốc tăng 14,7%; Nhật Bản tăng 20,3% và Hàn Quốc tăng 48,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương đương với mức tăng này, hiện tại, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu về kim ngạch, đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 36,7% thị phần, với các sản phẩm chính như ghế, giường bằng gỗ thông, bàn, tủ… Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam cũng XK sang thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 491,3 triệu USD. Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản – thị trường tiềm năng trong XK sản phẩm gỗ của Việt Nam với 441 triệu USD.
Bên cạnh các thị trường XK gỗ truyền thống như Mỹ, Nhật, EU, Bộ Công Thương mới đây thông tin Canada trở thành thị trường NK đồ gỗ nội thất tiềm năng với các sản phẩm mà DN Việt Nam có thể khai thác như mặt hàng ghế khung gỗ, đồ nội thất dùng trong phòng ngủ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn. Theo bộ này, với tăng trưởng kinh tế khả quan so với các nước khác, nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ của nước này cần được quan tâm. Hiện Canada đang dẫn đầu về NK mặt hàng nội thất phòng ngủ từ Việt Nam.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietfores) cho hay, thông thường từ tháng 9 đến tháng 12 mới là vụ XK chính của ngành gỗ tuy nhiên năm nay có sự khác biệt hơn. 
Đầu tháng 8-2013, sản xuất đồ gỗ XK đã tăng, nhiều DN đơn hàng cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm 2012. Nhiều DN đã ký đủ đơn hàng cho năm 2013, thậm chí có những DN đã từ chối nhận đơn hàng giao ngắn hạn bởi không đủ năng lực, tài chính, nguyên liệu. Yếu tố giúp thị trường hồi phục, ngoài nguyên nhân chính do nhu cầu thế giới tăng trưởng trở lại, làn sóng rời Trung Quốc của các thương nhân Nhật Bản cũng đã tạo cơ hội cho DN chế biến gỗ của Việt Nam đón nhận thêm được hợp đồng mới. 
Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, mục tiêu XK 5,3 tỷ USD của ngành chế biến gỗ hoàn toàn có thể đạt được, ông Quyền nhận xét như vậy. Con số này cũng tương đương với mức dự báo của Bộ NN&PTNT, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK gỗ chế biến cả năm 2013 khoảng 10 đến 15%, kim ngạch ước đạt 5,5 tỷ USD.
Còn theo ông Lê Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. HCM, ngành chế biến gỗ có mức tăng trưởng ấn tượng và đang được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Ông Khoa dẫn chứng, mặc dù nguyên liệu cũng phải đi nhập nhưng ngành này vẫn có mức xuất siêu cao, đạt 3 tỷ USD trong năm 2012. Hơn nữa, Việt Nam đang đứng thứ sáu thế giới, đứng thứ hai châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về XK đồ gỗ.
Cũng bởi thế nên khi được mời tham gia ý kiến cho đề án “Ưu tiên phát triển các DN thuộc các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao giai đoạn 2013-2020” do Bộ Công Thương xây dựng, ông Khoa cho rằng, nên đưa ngành chế biến gỗ vào diện được ưu tiên phát triển. Không chỉ do vị thế hiện tại Việt Nam đã đạt được mà trong tương lai, các nước vẫn tiếp tục gia tăng sử dụng sản phẩm gỗ. “Nếu xác định đây ngành hàng cạnh tranh thì vấn đề thiếu nguyên liệu của ngành gỗ có thể khắc phục được”, ông Khoa nói.
Như vậy gỗ và các sản phẩm gỗ là mặt hàng đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm đồ gỗ XK của Việt Nam hiện mới tập trung ở các dòng sản phẩm trung cấp trở xuống, thiếu các dòng sản phẩm cao cấp. Đây chính  là điểm yếu của các DN Việt Nam so với nước láng giềng Trung Quốc. 
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ TP. HCM, hiện các DN chế biến gỗ Trung Quốc có thể gia công các sản phẩm nội thất có giá thấp hơn đến 20% so với Việt Nam. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu thị trường các DN Việt Nam cần phải đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực thiết kế và chất lượng sản phẩm nếu không muốn mất dần khách hàng và thị trường. 
Theo Hải Quan

 Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/xuat-nhap-khau/41688/tin-hieu-tot-cho-xuat-khau-do-go.htm#.Uje0a3_nJrQ

Điểm mặt nhân tố tác động nhập siêu

Bên cạnh những nhân tố tích cực, những nhân tố tiêu cực cũng song song tồn tại, ảnh hưởng tới nhập siêu của Việt Nam. PGS.TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam -cho rằng, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã xác định sự thay đổi về chất trong quá trình đổi mới và phát triển.



Tác động của tiến trình hội nhập, của các hiệp định thương mại đối với nền kinh tế không chỉ là tích cực mà có cả tiêu cực. Đặc biệt trong giai đoạn 2013-2020, các nhân tố tiêu cực làm gia tăng nhập khẩu (NK) hàng hóa, nhập siêu của Việt Nam. Theo phân tích của chuyên gia Viện Nghiên cứu chính sách thương mại Phùng Kiều Vân, sau khi gia nhập WTO, chính sách thương mại tự do hơn, NK tăng với tốc độ cao trong khi tăng xuất khẩu (XK) cần phải có thời gian mới đạt được mức độ tương ứng, dẫn đến tình trạng nhập siêu và đòi hỏi Chính phủ phải có điều chỉnh linh hoạt các chính sách thương mại, tài chính, tiền tệ.
Vì vậy, chỉ sau 2 năm gia nhập WTO, NK của Việt Nam đã tăng vọt, nhập siêu đạt kỷ lục về tốc độ tăng trưởng vào năm 2007 (180,43%), về quy mô vào năm 2008 (18.028,7 triệu USD).
Việt Nam đã và đang thực hiện cam kết giảm thuế khi gia nhập WTO. Việc cắt giảm thuế phải hoàn thành trong 5 -7 năm tới, cùng với những thay đổi lớn về cơ cấu thuế NK. Thuế bình quân giảm từ mức 17,4% xuống còn 13,4%. Mức thuế bình quân hàng nông sản giảm từ 23,5% xuống còn 20,9%. Mức thuế bình quân hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6%. Việc cắt giảm thuế làm tăng NK, đặc biệt NK hàng tiêu dùng và gia tăng nhập siêu.
Chuyên gia Viện Nghiên cứu chính sách thương mại Phùng Kiều Vân:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo tăng trưởng kinh tế 6-6,5%. Nhu cầu đầu tư lớn sẽ kéo theo gia tăng NK. Xu hướng này có thể làm gia tăng tình trạng nhập siêu nếu không có những biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Quá trình xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do Asean - Trung Quốc (ACFTA), Asean - Nhật Bản, Asean - Hàn Quốc đang được đẩy nhanh, đặc biệt là ACFTA. Về việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do, theo chuyên gia Phùng Kiều Vân: “Sẽ làm tăng luồng hàng NK vào Việt Nam từ các nước trong khu vực, đặc biệt là từ những nước mà hiện nay Việt Nam đang nhập siêu với giá trị tương đối lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc... Mặt khác, đầu tư từ các nước này cũng sẽ gia tăng, kéo theo luồng hàng NK gia tăng”.
“Những yếu kém của nền kinh tế hiện nay sẽ có tác động tiêu cực đối với phát triển XK và kiểm soát NK, do đó sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với việc cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại” - bà Vân nói và phân tích: Thứ nhất, thể chế kinh tế chậm được cải thiện, nhất là các thể chế kinh tế thị trường như vấn đề sở hữu, tính đồng bộ của thị trường, khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả... Thứ hai, sự tăng trưởng chưa thật bền vững vì tuy tỷ trọng công nghiệp tăng trong GDP, nhưng chất lượng tăng trưởng xét cả về trình độ công nghệ, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế còn thấp. Thứ ba, XK tăng nhưng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng chậm cải thiện, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến XK thấp, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn.

Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu ghẹ xanh tươi vào Nhật Bản

Ngày 16-9, VASEP dẫn số liệu của Hải quan Nhật Bản cho biết, Việt Nam hiện dẫn đầu cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm ghẹ xanh tươi cho Nhật Bản



 Trong bảy tháng đầu năm 2013 với hơn 11 nghìn tấn, chiếm hơn 60% tổng khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản, trị giá 20,7 triệu yên. Giá nhập khẩu trung bình 1.871 yên/kg.
Theo VASEP, sản phẩm ghẹ xanh tươi của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao tại Nhật Bản một phần nhờ giá bán cạnh tranh hơn so với một số thị trường lớn khác như Trung Quốc, Philippines và Bangladesh. Trung Quốc là thị trường có giá xuất khẩu ghẹ xanh tươi cho Nhật Bản cao nhất trong bảy tháng đầu năm nay với 3.815 yên/kg, tiếp đến Philippines 2.656 yên/kg, Bangladesh 2.194 yên/kg.
Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm ghẹ xanh đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn đứng sau Trung Quốc và Bahrain - vốn chiếm ưu thế nhờ giá xuất khẩu sản phẩm của họ sang Nhật Bản bảy tháng đầu năm thấp nhất trong số chín nguồn cung cấp khác, tương ứng 456 yên/kg và 409 yên/kg. Trong khi đó, Hàn Quốc, Việt Nam và Indonesia là ba nước có giá xuất khẩu trung bình đạt cao nhất, từ 1.300 - 2.700 yên/kg.
Theo Nhân Dân

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Khi DN thích nhập khẩu hơn lắp ráp

Dự báo về xu hướng gia tăng xe nhập khẩu nguyên chiếc khi hàng rào thuế quan trong khu vực Asean vào năm 2018 (Afta) về mức 0 - 5% hoặc gần hơn là hiệp định thương mại tự do Asean - Trung Quốc vào năm 2015 đang được dư luận đề cập nhiều.




CôngThương - Sở dĩ, vấn đề này trở thành mối quan tâm của dư luận không những xuất phát từ lo lắng cho sự đỗ vỡ của ngành công nghiệp ôtô Việt mà còn là kỳ vọng vào việc mua được xe giá rẻ hơn hiện tại. Vậy nếu ngành công nghiệp ôtô chủ yếu dựa vào nhập khẩu thay vì lắp ráp và tăng cường tỉ lệ nội địa hóa như hiện nay thì điều đó có thành hiện thực ? Chưa chắc.
Khó lựa chọn
Như chúng tôi đã đề cập, Bộ Công Thương mới đây đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp ôtô VN đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố giảm thuế và lựa chọn dòng xe chiến lược (không lựa chọn nhà sản xuất chiến lược). Điều này khi so sánh với sự phát triển ngành công nghiệp ôtô của một số nước trong khu vực (chúng tôi đã đề cập) thì không có nhiều sự khác biệt. Vậy nhưng tại sao lại khó lựa chọn như vậy ?
Thời điểm các nước như Thái Lan hay Indonesia khi quyết định lựa chọn các dòng xe chiến lược với xe Pickup 1 tấn và xe MPV đã từ rất lâu và rất phù hợp với bối cảnh của nước họ lúc đó cũng như điều kiện, xu hướng cạnh tranh khu vực và thế giới lúc đó. Vậy nếu mình lựa chọn phát triển giống họ, phát triển dòng xe chiến lược với những tiêu chuẩn không cao như trong đề xuất vào thời điểm này có còn hợp lý ? Trong khi sức cạnh tranh - nói như ông Jesus Metelo Arias - Tổng giám đốc Ford VN, Chủ tịch VAMA : “Khi tôi tham khảo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô thì thấy là tập trung nhiều vào thị trường trong nước mà chưa chú ý tới thị trường trong khu vực.
Có thể mở rộng sân chơi của VN. VN dường như đang muốn mở rộng dòng xe nhỏ và xác định đây là hướng đi của mình. Trước VN đã có Thailan và Indonesia đang cạnh tranh sản xuất dòng xe này và đang có những bước chắc chắn tiến tới giai đoạn phát triển cao hơn về chiến lược cũng như sản phẩm (xe thân thiện với môi trường chẳng hạn). Nếu VN cũng đi theo hướng này thì sẽ phải cạnh tranh lớn và khó thành công. Quan điểm của chúng tôi là không nên giới hạn dòng xe nào mà để tự DN quyết định trên cơ sở điều tiết của thị trường.
Một yếu tố căn cơ nữa là VN nên có chính sách hỗ trợ và chính sách thuế thấp hoặc bằng các nước trong khu vực. Tại sao hiện chi phí sản xuất của VN hiện cao hơn 20% so với các nước khác ? Cần tìm cách để đưa chi phí sản xuất xuống thấp hơn.
Nói những điều trên để thấy việc lựa chọn dòng xe chiến lược liệu có quá lạc hậu và vo tròn với thị trường trong nước mà chưa tính đến những yếu tố hội nhập.
Rõ nét xu hướng lấy nhập khẩu là chính
Đến thời điểm hiện nay, chưa ai dám khẳng định vào thời điểm 2018, các DN sẽ dừng sản xuất, lắp ráp ôtô tại VN mà chủ yếu chuyển sang nhập khẩu thương mại đơn thuần. Nhưng nhìn vào những động thái vừa qua cũng như hiện nay thì cũng cần suy nghĩ đến điều đó.
Thứ nhất, trong mấy năm trở lại đây, ngoài những DN chuyên về nhập khẩu ôtô chính hãng lớn như BMW, Audi… thì hầu hết các hãng đang có nhà máy lắp ráp ôtô tại VN đều gánh thêm vai nhập khẩu và kinh doanh xe nguyên chiếc. Điều đáng bàn là tỉ lệ nhập và bán xe nhập khẩu của nhiều DN đang dần cân bằng, ngược lại hoàn toàn so với trước đây là tỉ lệ xe lắp ráp trong nước tiêu thụ đến trên 3/4 tổng lượng xe của các DN này. Ở một góc độ khác, dễ nhìn nhận hơn thì tại các kỳ triển lãm ôtô lớn nhỏ tại VN thời gian 5 - 6 năm trước đây có rất ít sự xuất hiện của những mẫu xe nhập khẩu, nếu có thì chỉ một vài mẫu mang tính đặc trưng, tiêu biểu cho công nghệ của hãng đó.
Còn hiện nay ư ? Những mẫu xe nhập khẩu luôn áp đảo trong các gian trưng bày. Thậm chí một triển lãm được xem là lớn nhất VN như Motorshow trước đây được xem là nơi quy tụ của riêng các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô tại VN, nhưng hiện nay các Cty, các thương hiệu nhập khẩu lại chiếm đa số, áp đảo các DN và những mẫu xe được lắp ráp trong nước. Xe nhập khẩu với sự đa dạng, phong phú về chất lượng, mẫu mã, thậm chí là giá cả đang thực sự áp đảo sự đơn điệu của các mẫu xe được lắp ráp trong nước.
Thứ hai, trong việc lựa chọn dòng xe chiến lược, bản thân nội bộ các thành viên Vama cũng có những quan điểm trái chiều. Cho dù chưa có sự tổng kết rõ ràng, cụ thể, chi tiết về việc DN nào trong Vama ủng hộ hay phản đối nhưng rõ ràng có ít nhất hơn 1/2 các thành viên không ủng hộ. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ không ủng hộ ? Phải chăng họ đang muốn cứ kéo dài tình trạng như hiện tại để rồi chờ thời điểm chuyển hẳn sang việc nhập khẩu và kinh doanh xe nhập khẩu là chính, rút lui hoàn toàn khỏi việc lắp ráp, sản xuất trong nước? Dù chưa được khẳng định, nhưng việc tìm hiểu câu trả lời của từng DN thành viên Vama về vấn đề này là điều cần thiết từ phía cơ quan quản lý, bởi họ luôn khẳng định việc ban hành những chính sách liên quan đến ôtô cần tham khảo ý kiến của họ, họ sẵn sàng trả lời.
Nếu không có những thay đổi, việc chuyển hướng từ lắp ráp sang nhập khẩu xe nguyên chiếc là điều khó tránh. Khi đó, nền công nghiệp ôtô VN có thực sự đổ vỡ hay không nếu các liên doanh ngừng lắp ráp sẽ được trả lời. Và cũng khi đó, khó có thể khẳng định giá xe nhập khẩu có rẻ hơn hay không vì điều đó phụ thuộc vào chính các DN nhập khẩu.