- Bạn, Quang Minh Nguyen, Phan Dinh Quan, Hoàng Hà và 6 người khác thích điều này.
- Vicky Hoang Mất tiền liệu có lấy được surrender HBL không? trong khi ko có 1 chút feedback từ agent. Thông tin cẩn báo cho các FWD khi co-coperation với UNION SHIPPING CHINA
- Toan Tid Nếu ko đề cập về vấn đề giá cả thì bạn thử cách này xem. bạn trả tiền trực tiếp cho MP ở VN, coi như là cước Collect. Đại lý Union kia chỉ là book tàu giúp thôi.
- Vicky Hoang Vấn đề mà trả cho MP ở đầu VN này đc thì đã ok lâu rồi, đây nó ko chịu, mà bắt mình trực tiếp chuyển khoản chứ gửi cho MP bên VN nó ko chấp nhận hix, trong khi ko có 1 feedback bằng mail hay call cũng ko đc. Như vậy mới bế tắt, ko còn cách nào khác,chiều nay bên mình mới chuyển tiền cho nó nhưng đến giờ vẫn bặt vô âm tín, đang tự hỏi chuyển tiền rồi nó có trả surrende red HBL ko? (hay lại bị nó dụ như ban đầu nó chào giá O/F free sau lại bán giá cao O/F =30/cbm). Bên phía Consignee đang ko nhận được hàng lỡ Hợp đồng với KH của họ đang chửi bới bữa giờ =((.Rất rất may là lô hàng LCL chứ vài Cont40' thì có nước mà khóc:(
- Vicky Hoang Mong rằng những sale làm việc với agent bên đầu bên kia luôn cảnh giác những trường hợp như thế này. mà đừng như thằng e mình ham giá rẻ đến đáng ngờ, và ko suy nghĩ kĩ rước hậu quả từ các đầu : Shipper, Consignee, chính danh tiếng của Cty và bản thân Mình cũng mong muốn các thành viên trong forum xuatnhapkhauvn.blogspot.com và hội những người yêu thích XNK luôn chia sẻ các bài viết về những trouble của các bạn để cùng nhau học hỏi và có những bài học đúc kết từ những câu chuyện thực tế của mọi nguời. Đây là lần đầu tiên mình bước vào lĩnh vực này, mong được sự giúp đỡ của Hội.Xin Cảm ơn!
- Toan Tid Rút kinh nghiệm thôi
- Kiên Cường Làm hàng LCL đừng có ham rẻ, cái này cố gắng làm việc với UNION và MP Consol ở VN để giải quyết thôi. Chứ chuyển tiền qua TQ tiền mất tật mang cũng nên. Bạn tìm đúng người (sếp) của 2 bên này để giải quyết đi.Theo: https://www.facebook.com/groups/xuatnhapkhauvn/
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
Mình có 1 vấn đề nan giải, mong mọi người giúp!
Tháng 7, cả nước xuất siêu 200 triệu USD
- Xuất siêu tháng 7/2013 ước khoảng 200 triệu USD, bằng 1,8% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 7 tháng đầu năm, cả nước ước nhập siêu khoảng 733 triệu USD, bằng 1% kim ngạch xuất khẩu.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 năm 2013 ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, tháng 7 xuất siêu 200 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục có mức tăng cao hơn so với khối doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp FDI vẫn xuất siêu 6,91 tỷ USD trong khi đó doanh nghiệp 100% vốn trong nước lại nhập siêu 7,65 tỷ USD.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng 1,6% so với cùng kỳ, nhập khẩu tăng 5,2%. Mặc dù mức tăng tuy không cao nhưng cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy sản xuất, xuất khẩu bắt đầu phục hồi.
Xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung khi hầu hết các mặt hàng đều có kim ngạch tăng. Kim ngạch của nhóm này tăng 25,8% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 69,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại di động tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 11,63 tỷ USD, tăng 87% so với cùng kỳ.
Nhóm hàng nông sản, thủy sản tháng 7 mặc dù tăng 8,9% so với tháng trước, song vẫn giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2012 do gặp nhiều bất lợi về giá và những yếu tố khách quan như sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là rau quả, hạt tiêu, nhân điều do lượng xuất khẩu tăng đã bù đắp phần nào mức giảm do giá giảm.
Cũng giảm mạnh so với cùng kỳ là xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, tuy nhiên sự giảm dần tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020.
Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013, Bộ Công Thương nhận định, mặc dù xuất siêu trong tháng 7 tiếp tục duy trì như tháng 6 khoảng 200 triệu USD cho thấy kinh tế trong nước tuy có tín hiệu phụchồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, kim ngạch nhóm hàng cần nhập khẩu tiếp tục giữ mức tăng cao (14,8%), chiếm tỷ trọng 88% tổng kim ngạch nhập khẩu, là tín hiệu tốt vì nhập khẩu tăng chủ yếu ở các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Theo Thu Phương
(Công thương)
(Công thương)
Nguyên tắc sơ đẳng trong định vị thương hiệu
Nguyên tắc sơ đẳng trong định vị thương hiệu là phải rõ ràng, nhất quán, không gây bối rối cho khách hàng, người tiêu dùng. Thử hình dung Heineken tự nhiên bán giá rẻ như bia Sài Gòn, liệu có ai mua? Và những người từng uống Heineken vì niềm kiêu hãnh, tự hào (đang uống một loại bia đẳng cấp) liệu sẽ tiếp tục uống?
Kinh nghiệm kinh doanh từ Kangaroo
Nhắc tới tên Kangaroo, có lẽ nhiều fan hâm mộ của “quỷ đỏ” Manchester United vẫn còn nhiều ấm ức bởi màn chọc tức khán giả chưa từng có trong lịch sử bóng đá nước nhà.
15 phút giờ vàng giải lao giữa trận đấu đêm chung kết Cúp C1 năm 2011 đã bị nhãn hàng máy lọc nước này thầu trọn gói với tần số xuất hiện đủ làm cho nhiều người xem phát cáu.
Trong khi làn sóng “anti Kangaroo” lan truyền chóng mặt trên cộng đồng mạng thì những nhà lãnh đạo Kangaroo cười mãn nguyện trước chiến lược marketing độc, lạ của mình. Đi đâu người ta cũng nhắc tới cái tên Kangaroo. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của nhãn hàng chuột túi tăng 400% trong năm 2011.
Bành trướng
Hơn 10 năm trước, ông Nguyễn Thành Phương khi đó mới ngoài 20 tuổi đã nghĩ và làm một việc khá mạo hiểm, đó là sản xuất máy lọc nước. Với phương thức kinh doanh OEM (sản xuất theo thiết bị gốc), ông Phương đã nhập linh kiện từ các đối tác nước ngoài về sản xuất máy lọc nước mang thương hiệu Kangaroo của riêng mình.
OEM khi đó là phương thức kinh doanh có nhiều ưu điểm. Không ít doanh nghiệp Việt Nam chọn đi hướng này và khá thành công.
“Đối với những mặt hàng có nhiều linh kiện như máy lọc nước thì biện pháp tối ưu nhất là OEM”, ông Phương nói.
Theo ông, phương thức này giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư và đảm bảo giá thành cho sản phẩm.
Lúc này, Kangaroo chỉ sản xuất 2 sản phẩm là cây nước nóng lạnh và bình lọc nước màu vân gỗ. Giá bán mỗi sản phẩm là 2-3 triệu đồng.
Với mức giá đó, suốt một thời gian dài Kangaroo không tiếp cận được thị trường khó tính là Hà Nội. Ông Phương phải đem máy lọc nước đi lắp miễn phí tại các siêu thị điện máy, các trung tâm và điểm bán hàng để người dân dùng thử.
“Phải mất nửa năm cho việc dùng thử, đến năm 2005, tình hình mới có chút khả quan”, ông kể.
Khoảng thời gian từ năm 2005-2009, Kangaroo chỉ tập trung phát triển 2 dòng sản phẩm cốt lõi này và nhận ra chỉ với ngần ấy sản phẩm, Kangaroo sẽ rất khó tăng doanh số.
Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, thương hiệu này đẩy mạnh phát triển theo chiều rộng với việc tung ra nhiều dòng sản phẩm mới thuộc nhiều phân khúc khác nhau có giá từ 200.000 đồng đến 50 triệu đồng, đồng thời đẩy mạnh xây dựng hệ thống phân phối với gần 4.000 đại lý tại tất cả các siêu thị trên toàn quốc.
Việc tung ra quá nhiều dòng sản phẩm với những đặc tính khác nhau buộc Kangaroo phải thành lập 3 công ty con trực thuộc công ty mẹ, đó là công ty về dòng sản phẩm năng lượng, cửa và két bạc vào năm 2011.
Thậm chí, cuối năm 2011, doanh nghiệp này còn tung ra dòng điện thoại riêng mang thương hiệu Kangaroo. Dường như đây là bước đi thiếu tập trung của doanh nghiệp này nên ông Phương từ chối trả lời mọi thông tin liên quan đến điện thoại.
“Tăng doanh số bằng cách bán nhiều thứ, nhiều nơi, nhiều phân khúc theo kiểu thượng vàng, hạ cám và bằng ngân sách marketing khổng lồ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro”, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Long, chuyên gia tư vấn về hoạch định chiến lược, tái cấu trúc và xây dựng hệ thống quản lý cho doanh nghiệp, đánh giá.
Bên cạnh đó, ông Long cho rằng nếu thương hiệu không được định vị rõ ràng trong suy nghĩ của người tiêu dùng, thậm chí gây rối rắm, nghi ngờ vì sản phẩm dàn trải từ cấp thấp đến cấp cao và lại nằm trong nhiều nhóm hàng khác nhau, người tiêu dùng có thể không hiểu và tin thương hiệu đó.
“Nguyên tắc sơ đẳng trong định vị thương hiệu là phải rõ ràng, nhất quán, không gây bối rối cho khách hàng, người tiêu dùng. Thử hình dung Heineken tự nhiên bán giá rẻ như bia Sài Gòn, liệu có ai mua? Và những người từng uống Heineken vì niềm kiêu hãnh, tự hào (đang uống một loại bia đẳng cấp) liệu sẽ tiếp tục uống?”, ông Long nói.
Mục tiêu số 1 Đông Nam Á
Ông chủ Kangaroo có quan điểm kinh doanh khá lạ khi chủ trương không đi theo một chiến lược dài hơi có sẵn mà đi đến đâu vạch đến đó. Theo ông Phương, chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp không đối đầu mà phải luôn đi trước đón đầu thị trường bằng cách tự tìm ra đại dương xanh cho mình.
Chẳng hạn, khi có nhiều người sản xuất máy lọc nước, ông Phương tung ra dòng sản phẩm có thể lọc được thạch tín, một chất hóa học có thể gây chết người.
“Phải tìm cách đi trước hoặc đi qua nhau mới phát triển được. Chúng ta được học câu chuyện “2 con dê qua cầu” từ khi còn bé, tôi cho những bài học đó đều có ý nghĩa và có thể áp dụng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống”, ông Phương nói.
Năm 2013, khi thông tin về khuẩn amip ăn thịt người gây hoang mang dư luận, Kangaroo tung ra thị trường dòng máy lọc nước RO, có thể loại bỏ virus amip và thạch tín, bổ sung thêm dưỡng chất cho nước. Ông Phương cho biết chỉ trong ngày đầu tung hàng ra thị trường, lượng hàng xuất kho đã lên đến 20.000 sản phẩm với giá từ 4-6 triệu đồng/sản phẩm. Tính ra, chỉ trong 1 ngày Kangaroo mang về doanh thu khoảng 100 tỉ đồng.
Nhu cầu tăng mạnh trong khi khả năng đáp ứng lại hết sức hạn hẹp, bởi Kangaroo phải phụ thuộc vào đối tác bán linh kiện. Lúc này, quy mô Công ty đã phình to hơn, phương thức OEM toàn phần không còn phù hợp.
Ban lãnh đạo Kangaroo quyết định chuyển từ OEM toàn phần qua OEM một phần, kết hợp với đầu tư nhà máy để sản xuất.
“Doanh nghiệp nào mà tự sản xuất hết đối với những mặt hàng có nhiều linh kiện khác nhau chẳng khác nào tự tử. Bản thân mỗi doanh nghiệp khó có thể làm tốt mọi linh kiện. Như lõi RO trong máy lọc nước của Kangaroo chẳng hạn, chỉ có nhập khẩu mới đảm bảo chất lượng tốt nhất cho thiết bị”, ông Phương cho biết.
Năm 2010, Kangaroo xây dựng nhà máy sản xuất rộng 600.000 m2, dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2016. Từ quy mô nhỏ với số lượng lao động dưới 200 người (năm 2009), số lượng lao động làm việc tại Kangaroo hiện tại đã lên 1.000 người.
Theo lời ông Phương, Kangaroo đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển nhằm tìm hiểu, đánh giá về diễn biến thị trường, xu hướng và sức mua của thị trường để đảm bảo lượng hàng lưu thông đủ và không tồn kho.
15 phút giờ vàng giải lao giữa trận đấu đêm chung kết Cúp C1 năm 2011 đã bị nhãn hàng máy lọc nước này thầu trọn gói với tần số xuất hiện đủ làm cho nhiều người xem phát cáu.
Trong khi làn sóng “anti Kangaroo” lan truyền chóng mặt trên cộng đồng mạng thì những nhà lãnh đạo Kangaroo cười mãn nguyện trước chiến lược marketing độc, lạ của mình. Đi đâu người ta cũng nhắc tới cái tên Kangaroo. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của nhãn hàng chuột túi tăng 400% trong năm 2011.
Bành trướng
Hơn 10 năm trước, ông Nguyễn Thành Phương khi đó mới ngoài 20 tuổi đã nghĩ và làm một việc khá mạo hiểm, đó là sản xuất máy lọc nước. Với phương thức kinh doanh OEM (sản xuất theo thiết bị gốc), ông Phương đã nhập linh kiện từ các đối tác nước ngoài về sản xuất máy lọc nước mang thương hiệu Kangaroo của riêng mình.
OEM khi đó là phương thức kinh doanh có nhiều ưu điểm. Không ít doanh nghiệp Việt Nam chọn đi hướng này và khá thành công.
“Đối với những mặt hàng có nhiều linh kiện như máy lọc nước thì biện pháp tối ưu nhất là OEM”, ông Phương nói.
Theo ông, phương thức này giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư và đảm bảo giá thành cho sản phẩm.
Lúc này, Kangaroo chỉ sản xuất 2 sản phẩm là cây nước nóng lạnh và bình lọc nước màu vân gỗ. Giá bán mỗi sản phẩm là 2-3 triệu đồng.
Với mức giá đó, suốt một thời gian dài Kangaroo không tiếp cận được thị trường khó tính là Hà Nội. Ông Phương phải đem máy lọc nước đi lắp miễn phí tại các siêu thị điện máy, các trung tâm và điểm bán hàng để người dân dùng thử.
“Phải mất nửa năm cho việc dùng thử, đến năm 2005, tình hình mới có chút khả quan”, ông kể.
Khoảng thời gian từ năm 2005-2009, Kangaroo chỉ tập trung phát triển 2 dòng sản phẩm cốt lõi này và nhận ra chỉ với ngần ấy sản phẩm, Kangaroo sẽ rất khó tăng doanh số.
Trong 3 năm 2010, 2011 và 2012, thương hiệu này đẩy mạnh phát triển theo chiều rộng với việc tung ra nhiều dòng sản phẩm mới thuộc nhiều phân khúc khác nhau có giá từ 200.000 đồng đến 50 triệu đồng, đồng thời đẩy mạnh xây dựng hệ thống phân phối với gần 4.000 đại lý tại tất cả các siêu thị trên toàn quốc.
Việc tung ra quá nhiều dòng sản phẩm với những đặc tính khác nhau buộc Kangaroo phải thành lập 3 công ty con trực thuộc công ty mẹ, đó là công ty về dòng sản phẩm năng lượng, cửa và két bạc vào năm 2011.
Thậm chí, cuối năm 2011, doanh nghiệp này còn tung ra dòng điện thoại riêng mang thương hiệu Kangaroo. Dường như đây là bước đi thiếu tập trung của doanh nghiệp này nên ông Phương từ chối trả lời mọi thông tin liên quan đến điện thoại.
“Tăng doanh số bằng cách bán nhiều thứ, nhiều nơi, nhiều phân khúc theo kiểu thượng vàng, hạ cám và bằng ngân sách marketing khổng lồ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro”, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Long, chuyên gia tư vấn về hoạch định chiến lược, tái cấu trúc và xây dựng hệ thống quản lý cho doanh nghiệp, đánh giá.
Bên cạnh đó, ông Long cho rằng nếu thương hiệu không được định vị rõ ràng trong suy nghĩ của người tiêu dùng, thậm chí gây rối rắm, nghi ngờ vì sản phẩm dàn trải từ cấp thấp đến cấp cao và lại nằm trong nhiều nhóm hàng khác nhau, người tiêu dùng có thể không hiểu và tin thương hiệu đó.
“Nguyên tắc sơ đẳng trong định vị thương hiệu là phải rõ ràng, nhất quán, không gây bối rối cho khách hàng, người tiêu dùng. Thử hình dung Heineken tự nhiên bán giá rẻ như bia Sài Gòn, liệu có ai mua? Và những người từng uống Heineken vì niềm kiêu hãnh, tự hào (đang uống một loại bia đẳng cấp) liệu sẽ tiếp tục uống?”, ông Long nói.
Mục tiêu số 1 Đông Nam Á
Ông chủ Kangaroo có quan điểm kinh doanh khá lạ khi chủ trương không đi theo một chiến lược dài hơi có sẵn mà đi đến đâu vạch đến đó. Theo ông Phương, chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp không đối đầu mà phải luôn đi trước đón đầu thị trường bằng cách tự tìm ra đại dương xanh cho mình.
Chẳng hạn, khi có nhiều người sản xuất máy lọc nước, ông Phương tung ra dòng sản phẩm có thể lọc được thạch tín, một chất hóa học có thể gây chết người.
“Phải tìm cách đi trước hoặc đi qua nhau mới phát triển được. Chúng ta được học câu chuyện “2 con dê qua cầu” từ khi còn bé, tôi cho những bài học đó đều có ý nghĩa và có thể áp dụng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống”, ông Phương nói.
Năm 2013, khi thông tin về khuẩn amip ăn thịt người gây hoang mang dư luận, Kangaroo tung ra thị trường dòng máy lọc nước RO, có thể loại bỏ virus amip và thạch tín, bổ sung thêm dưỡng chất cho nước. Ông Phương cho biết chỉ trong ngày đầu tung hàng ra thị trường, lượng hàng xuất kho đã lên đến 20.000 sản phẩm với giá từ 4-6 triệu đồng/sản phẩm. Tính ra, chỉ trong 1 ngày Kangaroo mang về doanh thu khoảng 100 tỉ đồng.
Nhu cầu tăng mạnh trong khi khả năng đáp ứng lại hết sức hạn hẹp, bởi Kangaroo phải phụ thuộc vào đối tác bán linh kiện. Lúc này, quy mô Công ty đã phình to hơn, phương thức OEM toàn phần không còn phù hợp.
Ban lãnh đạo Kangaroo quyết định chuyển từ OEM toàn phần qua OEM một phần, kết hợp với đầu tư nhà máy để sản xuất.
“Doanh nghiệp nào mà tự sản xuất hết đối với những mặt hàng có nhiều linh kiện khác nhau chẳng khác nào tự tử. Bản thân mỗi doanh nghiệp khó có thể làm tốt mọi linh kiện. Như lõi RO trong máy lọc nước của Kangaroo chẳng hạn, chỉ có nhập khẩu mới đảm bảo chất lượng tốt nhất cho thiết bị”, ông Phương cho biết.
Năm 2010, Kangaroo xây dựng nhà máy sản xuất rộng 600.000 m2, dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm 2016. Từ quy mô nhỏ với số lượng lao động dưới 200 người (năm 2009), số lượng lao động làm việc tại Kangaroo hiện tại đã lên 1.000 người.
Theo lời ông Phương, Kangaroo đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển nhằm tìm hiểu, đánh giá về diễn biến thị trường, xu hướng và sức mua của thị trường để đảm bảo lượng hàng lưu thông đủ và không tồn kho.
LÊ DUNG/NCĐT
Logistics: Ngành "hốt bạc" đang bị bỏ rơi ?!
Theo: VIỆT NGUYỄN/TBKD
Điểm yếu sau khi hội nhập của Việt Nam là năng lực cạnh tranh thương mại còn thấp, thể hiện ở chuỗi cung ứng hàng hóa chưa tạo giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ thấp. Thủ tục, quy định về thương mại biên giới và đặc biệt là hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics chưa được quan tâm.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, trong 2 thập niên gần đây, tăng trưởng xuất khẩu (XK) của Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt sau năm 2003 bình quân đạt 18%/năm. Cơ cấu XK được cải thiện, giảm XK thô, tăng hàng công nghiệp chế biến, mở rộng thị phần toàn cầu…
Tuy nhiên, thách thức đặt ra với Việt Nam là gia tăng thâm hụt thương mại, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ thấp. Do đó, rất cần phải xây dựng ngay một kế hoạch hành động quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh, dựa trên 3 trụ cột chính: tăng cường hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và cải thiện thủ tục về thương mại biên giới.
Năng lực cạnh tranh yếuBà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, cho rằng việc nâng cao các dịch vụ, cơ sở hạ tầng và thương mại sẽ đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy XK các ngành mũi nhọn của Việt Nam.
"Việt Nam muốn XK tốt thì cần phải tạo thuận lợi thương mại, giá trị cạnh tranh và ngành logistics hiệu quả. Đồng thời, cần phải có giá trị gia tăng cung ứng ra thế giới, tăng cường hội nhập trong lĩnh vực cảng biển sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có giá trị kinh tế cao hơn. Để làm được điều này cần cải cách thể chế ở tầm vĩ mô, tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và tạo cạnh tranh với các quốc gia khác", bà Kwakwa nói.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang đến cơ hội XK, nhưng cũng mang lại thách thức cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có chính sách tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, thị trường hàng hóa chưa đa dạng, đòi hỏi cần có cách thức mới để tạo cạnh tranh thương mại toàn cầu cho hàng hóa.
Ông Phạm Minh Đức - chuyên gia cao cấp WB tại Việt Nam, cho biết: "Trước hết, chúng ta phải đảm bảo 3 trụ cột trọng yếu của tạo thuận lợi thương mại. Thứ nhất, liên quan đến hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics. Thứ hai, liên quan đến cơ chế quản lý, thương mại biên giới, các quy định pháp luật và các cơ quan liên quan. Thứ ba, liên quan đến các chuỗi cung ứng, trong đó có cả chuỗi công nghiệp và nông nghiệp, bao gồm các bộ, ngành chủ quản, các doanh nghiệp (DN) và các nhà hoạt động logistics liên quan trong một chuỗi cung ứng.
Dịch vụ logistics bao gồm các dịch vụ kho bãi, vận tải, bốc dỡ. Ở một số nước trên thế giới như Singapore, chi phí logistics chỉ chiếm 12 - 15%. Nhưng ở Việt Nam, con số này lên tới 20% tổng chi phí/đơn vị hàng hóa XK. Nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics cũng thiếu, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp XK.
Ông Đỗ Xuân Quang - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á (AFFA), cho rằng giải pháp tháo gỡ khó khăn hiện nay là phải cải thiện cơ sở hạ tầng kết nối về logistics. Chẳng hạn, xây cảng phải có đường vào, có hệ thống kho bãi phía sau cảng, kết nối được với các trung tâm phân phối, các khu công nghiệp. Ngoài ra, các quy định của Nhà nước hiện nay cũng chưa đầy đủ. Điều chỉnh các quan hệ về logistics mới chỉ dựa trên Luật Thương mại, do đó sẽ không đủ cho hoạt động logistics.
Cần có cơ quan đầu não
"Sự thiếu đồng bộ của các phương thức vận chuyển, thường được gọi là hành lang đa phương thức, đang tạo ra sự tắc nghẽn dòng dịch chuyển logistics, làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển của ngành logistics toàn diện trên phạm vi cả nước. Chi phí logistics tại Việt Nam khá cao, chiếm 25% GDP, các nước phát triển chỉ từ 9 - 15%; trong đó chi phí vận tải chiếm 30 - 40% giá thành sản phẩm, tỷ lệ này là 15% ở các quốc gia khác. Điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của các DN Việt Nam", ông Quang nhấn mạnh.
Dưới góc độ doanh nghiệp, cũng cần tham gia đầy đủ để tạo thuận lợi thương mại và tăng khả năng cho hàng hóa XK. Trong lĩnh vực dệt may, bà Đặng Phương Dung - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết: "Hiện nay, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng chủ yếu cố gắng kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những phần cho sản xuất như nguyên liệu, phụ liệu để giảm thiểu tỷ lệ phải nhập khẩu. Bởi trong thuận lợi hóa thương mại, chúng ta đã có rất nhiều cái phải "hy sinh" cho một số ngành khi tham gia hay ký kết các hiệp định thương mại".
"Để hưởng lợi từ những chính sách mang lại, bản thân ngành đó nếu không tự sản xuất nguyên phụ liệu thì cũng sẽ không được hưởng thành quả từ các hiệp định thương mại đem lại", bà Dung nói.
Sự hấp dẫn và hiệu quả của việc kinh doanh logistics là điều không thể phủ nhận, nhưng ngành kinh doanh được coi là "hốt bạc" này vẫn chưa thực sự được tạo điều kiện để phát triển ở Việt Nam. Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc… là một trong những rào cản lớn nhất. Trong nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trọng điểm, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chưa có hệ thống kho tàng bến bãi hoặc nếu có thì cũng rất thô sơ, không đồng bộ và thiếu các thiết bị bốc xếp chuyên dụng.
Các cảng biển dù đang được container hóa nhưng vẫn chỉ tiếp nhận tàu feeder, tàu cỡ nhỏ. Trang thiết bị để xếp dỡ container của các cảng trong nước thua quá xa các cảng trong khu vực. Các trục đường bộ không được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và đường hàng không.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, trong 2 thập niên gần đây, tăng trưởng xuất khẩu (XK) của Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt sau năm 2003 bình quân đạt 18%/năm. Cơ cấu XK được cải thiện, giảm XK thô, tăng hàng công nghiệp chế biến, mở rộng thị phần toàn cầu…
Tuy nhiên, thách thức đặt ra với Việt Nam là gia tăng thâm hụt thương mại, giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ thấp. Do đó, rất cần phải xây dựng ngay một kế hoạch hành động quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh, dựa trên 3 trụ cột chính: tăng cường hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và cải thiện thủ tục về thương mại biên giới.
![]() |
Chi phí logistics tại Việt Nam chiếm 25% GDP. Ảnh: imdadlogistics.com |
"Việt Nam muốn XK tốt thì cần phải tạo thuận lợi thương mại, giá trị cạnh tranh và ngành logistics hiệu quả. Đồng thời, cần phải có giá trị gia tăng cung ứng ra thế giới, tăng cường hội nhập trong lĩnh vực cảng biển sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có giá trị kinh tế cao hơn. Để làm được điều này cần cải cách thể chế ở tầm vĩ mô, tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và tạo cạnh tranh với các quốc gia khác", bà Kwakwa nói.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể mang đến cơ hội XK, nhưng cũng mang lại thách thức cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có chính sách tập trung tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, thị trường hàng hóa chưa đa dạng, đòi hỏi cần có cách thức mới để tạo cạnh tranh thương mại toàn cầu cho hàng hóa.
Ông Phạm Minh Đức - chuyên gia cao cấp WB tại Việt Nam, cho biết: "Trước hết, chúng ta phải đảm bảo 3 trụ cột trọng yếu của tạo thuận lợi thương mại. Thứ nhất, liên quan đến hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics. Thứ hai, liên quan đến cơ chế quản lý, thương mại biên giới, các quy định pháp luật và các cơ quan liên quan. Thứ ba, liên quan đến các chuỗi cung ứng, trong đó có cả chuỗi công nghiệp và nông nghiệp, bao gồm các bộ, ngành chủ quản, các doanh nghiệp (DN) và các nhà hoạt động logistics liên quan trong một chuỗi cung ứng.
Dịch vụ logistics bao gồm các dịch vụ kho bãi, vận tải, bốc dỡ. Ở một số nước trên thế giới như Singapore, chi phí logistics chỉ chiếm 12 - 15%. Nhưng ở Việt Nam, con số này lên tới 20% tổng chi phí/đơn vị hàng hóa XK. Nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics cũng thiếu, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp XK.
Ông Đỗ Xuân Quang - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Đông Nam Á (AFFA), cho rằng giải pháp tháo gỡ khó khăn hiện nay là phải cải thiện cơ sở hạ tầng kết nối về logistics. Chẳng hạn, xây cảng phải có đường vào, có hệ thống kho bãi phía sau cảng, kết nối được với các trung tâm phân phối, các khu công nghiệp. Ngoài ra, các quy định của Nhà nước hiện nay cũng chưa đầy đủ. Điều chỉnh các quan hệ về logistics mới chỉ dựa trên Luật Thương mại, do đó sẽ không đủ cho hoạt động logistics.
Cần có cơ quan đầu não
"Sự thiếu đồng bộ của các phương thức vận chuyển, thường được gọi là hành lang đa phương thức, đang tạo ra sự tắc nghẽn dòng dịch chuyển logistics, làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển của ngành logistics toàn diện trên phạm vi cả nước. Chi phí logistics tại Việt Nam khá cao, chiếm 25% GDP, các nước phát triển chỉ từ 9 - 15%; trong đó chi phí vận tải chiếm 30 - 40% giá thành sản phẩm, tỷ lệ này là 15% ở các quốc gia khác. Điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của các DN Việt Nam", ông Quang nhấn mạnh.
Dưới góc độ doanh nghiệp, cũng cần tham gia đầy đủ để tạo thuận lợi thương mại và tăng khả năng cho hàng hóa XK. Trong lĩnh vực dệt may, bà Đặng Phương Dung - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết: "Hiện nay, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng chủ yếu cố gắng kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những phần cho sản xuất như nguyên liệu, phụ liệu để giảm thiểu tỷ lệ phải nhập khẩu. Bởi trong thuận lợi hóa thương mại, chúng ta đã có rất nhiều cái phải "hy sinh" cho một số ngành khi tham gia hay ký kết các hiệp định thương mại".
"Để hưởng lợi từ những chính sách mang lại, bản thân ngành đó nếu không tự sản xuất nguyên phụ liệu thì cũng sẽ không được hưởng thành quả từ các hiệp định thương mại đem lại", bà Dung nói.
Sự hấp dẫn và hiệu quả của việc kinh doanh logistics là điều không thể phủ nhận, nhưng ngành kinh doanh được coi là "hốt bạc" này vẫn chưa thực sự được tạo điều kiện để phát triển ở Việt Nam. Hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc… là một trong những rào cản lớn nhất. Trong nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trọng điểm, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chưa có hệ thống kho tàng bến bãi hoặc nếu có thì cũng rất thô sơ, không đồng bộ và thiếu các thiết bị bốc xếp chuyên dụng.
Các cảng biển dù đang được container hóa nhưng vẫn chỉ tiếp nhận tàu feeder, tàu cỡ nhỏ. Trang thiết bị để xếp dỡ container của các cảng trong nước thua quá xa các cảng trong khu vực. Các trục đường bộ không được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn để có thể kết hợp tốt các phương thức vận tải bằng đường biển, đường sông, đường bộ và đường hàng không.
Ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam: Thực tế, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều ký hợp đồng nhập khẩu theo giá CIF và XK theo giá FOB, nên hàng hóa XNK đều do các hãng tàu nước ngoài vận chuyển. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài rất ít chọn các doanh nghiệp trong nước để vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. Có thể thấy một khoản chi phí rất lớn cho vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đã được trao cho các doanh nghiệp nước ngoài, vào khoảng 17 tỷ USD/năm. Nếu như ký hợp đồng mua theo điều kiện FOB thì doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã có thể đem nguồn thu hàng tỷ USD tiền vận tải về cho đất nước. Ông Đỗ Xuân Quang - Chủ tịch Hiệp hội DNDịch vụ logistics Việt Nam (VLA): Điều hết sức bất cập hiện nay là tất cả các ngành trong nền kinh tế đều có cơ quan chủ quản, trong khi đó, logistics là một ngành kinh tế đòn bẩy, quan trọng nhưng chưa có một cơ quan chủ quản nào. Theo tôi, Việt Nam cần phải có ủy ban quốc gia về logistics để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, khung thể chế... Đây là giải pháp quan trọng để giảm được chi phí logistics. Luật Thương mại đang định nghĩa logistics là một dịch vụ rất nhỏ bé và chỉ làm để hưởng hoa hồng. Bản chất vấn đề không phải thế. Chúng ta cần nhanh chóng nghiên cứu thêm các luật pháp quốc tế để sửa đổi điều khoản về logistics. Logistics chỉ có thể phát triển khi hệ thống quốc gia được công nhận, gồm: hạ tầng cơ sở, thể chế pháp lý, người cung cấp và người mua dịch vụ. Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam: Chất lượng dịch vụ logistics hiện nay tại Việt Nam chưa cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động XK. Doanh nghiệp đã gặp không ít rủi ro khi thuê phải đơn vị vận tải không chuyên nghiệp, dẫn đến chi phí tăng cao, chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng, mà thời gian giao hàng cũng không đảm bảo. Các công ty nước ngoài rất quan tâm đến việc đầu tư vào các kho ngoại quan để đưa hàng vào dự trữ, khi cần là XK hoặc nhập khẩu ngay được. Trong khi đó, kho ngoại quan của chúng ta quá thiếu và yếu. Nhiều hàng hóa của Việt Nam phải tập kết ở kho ngoại quan của Singapore. Điều này không chỉ khiến các doanh nghiệp gặp khó mà Nhà nước cũng bị thất thu một khoản rất lớn. |
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013
CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SAO HỒI VIỆT NAM. TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Sơ lược về Công ty TNHH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU SAO HỒI VIỆT NAM:
Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu Sao hồi VN(Vina Spaex Co, Ltd) được thành lập năm 2007, đã và đang là Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu hoa hồi và quế. Nhà máy của Vina Spaex được đặt tại tỉnh Lạng Sơn , đây là nơi nổi tiếng với giống hồi cho năng xuất và chất lượng cao tại Việt Nam.
Vị trí tuyển dụng: NHÂN VIÊN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Vị trí tuyển dụng: NHÂN VIÊN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
- Số lượng tuyển: 01
- Mô tả công việc:
- Tìm kiếm khách hàng
- Thực hiện xem xét các điều khoản trong hợp đồng ngoại, trình ký, theo dõi hợp đồng.
- Làm kế hoạch thanh toán và thực hiện các thủ tục thanh toán LC, TT, DP; tu chỉnh L/C theo yêu cầu của nhà cung cấp và ngân hàng.
- Làm chứng từ cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
- Thực hiện mở tờ khai, khai quan điện tử, phối kết hợp làm thủ tục thông quan và kiểm dịch, theo dõi thông báo kế hoạch hàng về.
- Làm việc với các cơ quan liên quan để xuất khẩu hàng hóa (như: Cảng vụ, Hải quan, Kiểm dịch, Bảo hiểm, Giám định …).
- Các công việc khác liên quan, theo sự phân công của Trưởng Phòng.
- Yêu cầu chuyên môn:
- Tốt nghiệp các Trường Đại học có đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh hoặc tương đương.
- Sử dụng thành thạo Tiếng Anh (đọc, nghe, nói và viết tốt), Tin học văn phòng phục vụ công việc.
- Am hiểu về lĩnh vực quản trị kinh doanh, XNK.
- Yêu cầu trình độ: Đại học
- Yêu cầu kinh nghiệm:
- Có kinh nghiệm công tác xuất nhập khẩu.
- Yêu cầu khác:
- Giới tính: Nữ
- Sức khỏe tốt.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, chịu được áp lực cao trong công việc;
- Có thể đi công tác, cẩn thận, có trách nhiệm cao trong công việc
7. ĐỊA ĐIỂM LÀM VIÊC: Xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội
- Chính sách / Phúc lợi:
- Chế độ đãi ngộ và thu nhập hấp dẫn
- Được tham gia các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn
- Được đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Bộ Luật lao động.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp
- Thời gian nộp hồ sơ: từ 27/07/2013 – 05/08/2013
- Hồ sơ gửi về
- Email: mary_staraniseed@yahoo.com.vn
- Điện thoại: 0422432327
- Website: www.staraniseed.com
Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013
L/C trả chậm nhưng được thanh toán ngay (UPAS L/C)
Gần đây rảnh rảnh nên Toantid ngâm cứu thêm về hình thức LC mới này. Thấy cũng hay hay nên post cho mọi người cùng đọc luôn. :)
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgQIM6hGxQTFrofuxoQ0Cv7xBEBZBejcAd2FwNGYrUCFFxkizP_ylnxwDyNdi-Otio-Chpe1nuzk8D51drjboL18L6zWZKGyeRDVpqj_wZ8fi5SUQT8cgytjtCeIfNtwJeKRRvBMnG7IsUV/s640/dn_thanhtoan_upaslc.jpg)
L/C trả chậm nhưng được thanh toán ngay (UPAS L/C) là một loại LC trả chậm nhưng thực tế người hưởng lợi được thanh toán ngay, xin được giới thiệu chi tiết với các đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để khi gặp những LC tương tự sẽ không ngạc nhiên và có thể giải thích cặn kẻ cho khách hàng.
1. Hình thức của LC UPAS
Về hình thức, khác với 4 loại LC thường gặp như:
(i) LC thanh toán ngay (Sight Payment LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) bằng cách thanh toán ngay ;
(ii) LC chiết khấu (Negotiation LC) – có giá trị thanh toán tại NHĐCĐ bằng cách chiết khấu hối phiếu trả ngay;
(iii) LC chấp nhận (Acceptance LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại NHĐCĐ bằng cách chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn; và (iv) LC trả chậm (Deferred Payment LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại NHĐCĐ bằng cách cam kết thanh toán có kỳ hạn,
LC UPAS có kết cấu vừa giống LC chấp nhận (vì có yêu cầu xuất trình hối phiếu trả chậm) nhưng lại vừa giống LC chiết khấu (vì hối phiếu trả chậm đó sẽ được thanh toán bằng cách chiết khấu trên cơ sở trả ngay).
Để tiện nhận biết loại LC này, dưới đây người viết xin được trích một số nội dung cơ bản từ một LC được phát hành dưới dạng điên swift MT 700 bởi Ngân hàng A ở Hàn Quốc:
“……
41D: Available with …. By ……
ANY BANK BY NEGOTIATION
42C: Drafts at ….
BENEFICIARY DRAFTS 90 DAYS AFTER B/L DATE
42A: Drawee
BANK B
53A: Reimbursing bank
BANK B
……..
78: Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank
+ BENEFICIARY TIME DRAFT SHALL BE NEGOTIATED ON AT SIGHT BASIS AND
SHOULD BE FORWARDED TO THE DRAWEE BANK (BANK B).
+ ALL DOCUMENTS MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO US (BANK A) IN ONE LOT BY COURIER SERVICES….. “
Phần trích dẫn nêu trên cho thấy Trường 41D (Thanh toán) và Truòng 42C (Hối phiếu) thể hiện LC có giá trị thanh toán bằng cách chiết khấu hối phiếu có kỳ hạn 90 ngày sau ngày vận đơn..Tuy nhiên, tại Trường 78 (Các chỉ thị đối với ngân hàng chiết khấu/chấp nhận/thanh toán), Ngân hàng A (NHPH) lại chỉ thị hối phiếu có kỳ hạn sẽ được chiết khấu trên cơ sở trả ngay và gửi cho ngân hàng bị ký phát (Ngân hàng B) để được hoàn trả, còn tất cả các chứng từ (ngoại trừ hối phiếu) phải gửi trực tiếp cho Ngân hàng A.
2. Giao dịch liên quan đến LC UPAS được thực hiện như thế nào ?
Giao dịch LC UPAS gồm 10 bước thực hiện như sau:
1. Nhà nhập khẩu (người mở LC) và nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) thoả thuận điều kiện bán hàng, theo đó nhà xuất khẩu sẽ được trả tiền ngay.
2. Nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng của minh tài trợ nhập khẩu thanh toán bằng LC, thời gian tài trợ là 90 ngày hoặc 180 ngày sau ngày nhận được chứng từ hoặc sau ngày vận đơn (90 or 180 days sight or after B/L date), tuỳ theo nhu cầu và khả năng hoàn trả của nhà nhập khẩu.
3. NHPH phát hành LC UPAS yêu cầu hối phiếu trả chậm 90/180 ngày ký phát đòi tiền ngân hàng hoàn trả được chỉ định ( a nominated reimbursing bank – NHHT), thường là một chi nhánh địa phương của NHPH và nêu rằng người hưởng lợi sẽ được thanh toán ngay với mọi chi phí lãi do người mở LC chịu.
NHPH cũng sẽ gửi cho NHHT một uỷ quyền hoàn trả có điều kiện trả tiền giống như LC quy định.
Uỷ quyền đó cũng sẽ yêu cầu NHHT chấp nhận và chiết khấu hối phiếu theo thoả thuận giữa NHPH và NHHT.
4. Người hưởng lợi thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ cho ngân hàng địa phương của mình để được thanh toán ngay.
5. Ngân hàng địa phương kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ phù hợp thực hiện yêu cầu hoàn trả như sau:
(i) Các chứng từ gốc ngoại trừ hối phiếu được gửi cho NHPH.
(ii) Hối phiếu cùng với thư đòi tiền được gửi cho NHHT.
6. NHHT nhận được hối phiếu sẽ thực hiện theo uỷ quyền hoàn trả, tức là chấp nhận và chiết khấu hối phiếu. Số tiền hối phiếu sau đó được chuyển cho ngân hàng của người hưởng lợi (trừ phí hoàn trả).
NHHT sau đó sẽ liên hệ NHPH thông báo rằng hối phiếu đã được xuất trình, chấp nhận và chiết khấu và thông báo ngày đáo hạn của hối phiếu và tất cả các loại phí liên quan đến việc chấp nhận và chiết khấu hối phiếu.
7. Nhận được điện thông báo từ NHHT và chứng từ từ ngân hàng của người hưởng lợi, NHPH kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ phù hợp, sẽ thông báo cho người mở LC ngày đáo hạn và tất cả các loại phí. NHPH cũng sẽ giao chứng từ cho người mở LC để nhận hàng.
8. Ngân hàng của người hưởng lợi khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng hoàn trả thực hiện ghi có tài khoản của người hưởng lợi sau khi trừ phí.
9. Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NHPH sẽ thanh toán cho NHHT số tiền hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh (phí hối phiếu UPAS có thể được thanh toán trước tuỳ theo thoả thuận giữa NHPH và NHHT).
10. Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NHPH sẽ thu số tiền hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh từ người mở LC (các phí có thể được thu trước tuỳ theo thoả thuận giữa NHPH và người mở LC).
Một điều quan trọng cần lưu ý là nghĩa vụ thanh toán của NHPH đối với NHHT là hoàn toàn tách biệt với nghĩa vụ thanh toán của người mở LC đối với NHPH. NHPH có nghĩa vụ phải thanh toán cho NHHT ngay cả khi không được người mở LC thanh toán.
LC UPAS được phát hành trong trường hợp nào và ai sẽ được hưởng lợi từ giao dịch này ?Quy trình thực hiện giao dịch LC UPAS cho thấy LC UPAS được phát hành khi nhà nhập khẩu (người mở LC) muốn nhập hàng trả ngay nhưng lại muốn NHPH tài trợ, trong khi NHPH vì lý do nào đó lại muốn ngân hàng được chỉ định thanh toán (thông thường là một chi nhánh địa phương của NHPH) thực hiện việc tài trợ trên cơ sở bảo đảm của NHPH. Giữa NHPH và ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) có một thoả thuận riêng mà người mở LC không nhất thiết phải là một bên tham gia vào giao dịch đó.Quy trình thực hiện giao dịch LC UPAS cũng cho thấy hầu như các bên liên quan, trong chừng mực nào đó, đều có thể hưởng lợi từ giao dịch LC UPAS.- Người mở LC có thể hưởng lợi đôi đường: (i) được tài trợ 90-180 ngày, tuỳ theo nhu cầu và khả năng trả nợ; (ii) có thể mua hàng hoá với giá thấp hơn, kéo theo thuế nhập khẩu phải trả sẽ ít hơn.- Đối với người hưởng lợi thì đây là cơ hội tốt nhất để: (i) có thể bán hàng lấy tiền ngay thay vì cấp tín dụng thương mại cho người mua và ngồi chờ số tiền đáo hạn; (ii).có thể bán với giá hợp lý bởi nếu đợi 90 ngày hoặc 180 ngày, giá cả thường sẽ tăng lên;- NHPH có thể hưởng một số lợi ích sau: (i) tài trợ giao dịch mà không phải bỏ vốn; (ii) trong sổ sách kế toán của NHPH giao dịch này có thể được thể hiện là một nghĩa vụ trực tiếp không được cấp vốn bởi việc thanh toán thực tế được NHĐCĐ thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của NHPH; và (iii) có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của NHĐCĐ và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình.- NHĐCĐ cũng hưởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả chậm..Hi vọng những giải thích trên đây, trong chừng mực nào đó, có thể giúp một số cán bộ tác nghiệp LC và bạn đọc quan tâm hiểu sâu hơn về loại LC UPAS./.Tài liệu tham khảo:- Abdulkader Bazara: On financing under a sight LC (lcviews.com)- LC Sam: UPAS (letterofcredìtforum.com)
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgQIM6hGxQTFrofuxoQ0Cv7xBEBZBejcAd2FwNGYrUCFFxkizP_ylnxwDyNdi-Otio-Chpe1nuzk8D51drjboL18L6zWZKGyeRDVpqj_wZ8fi5SUQT8cgytjtCeIfNtwJeKRRvBMnG7IsUV/s640/dn_thanhtoan_upaslc.jpg)
L/C trả chậm nhưng được thanh toán ngay (UPAS L/C) là một loại LC trả chậm nhưng thực tế người hưởng lợi được thanh toán ngay, xin được giới thiệu chi tiết với các đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để khi gặp những LC tương tự sẽ không ngạc nhiên và có thể giải thích cặn kẻ cho khách hàng.
1. Hình thức của LC UPAS
Về hình thức, khác với 4 loại LC thường gặp như:
(i) LC thanh toán ngay (Sight Payment LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) bằng cách thanh toán ngay ;
(ii) LC chiết khấu (Negotiation LC) – có giá trị thanh toán tại NHĐCĐ bằng cách chiết khấu hối phiếu trả ngay;
(iii) LC chấp nhận (Acceptance LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại NHĐCĐ bằng cách chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn; và (iv) LC trả chậm (Deferred Payment LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại NHĐCĐ bằng cách cam kết thanh toán có kỳ hạn,
LC UPAS có kết cấu vừa giống LC chấp nhận (vì có yêu cầu xuất trình hối phiếu trả chậm) nhưng lại vừa giống LC chiết khấu (vì hối phiếu trả chậm đó sẽ được thanh toán bằng cách chiết khấu trên cơ sở trả ngay).
Để tiện nhận biết loại LC này, dưới đây người viết xin được trích một số nội dung cơ bản từ một LC được phát hành dưới dạng điên swift MT 700 bởi Ngân hàng A ở Hàn Quốc:
“……
41D: Available with …. By ……
ANY BANK BY NEGOTIATION
42C: Drafts at ….
BENEFICIARY DRAFTS 90 DAYS AFTER B/L DATE
42A: Drawee
BANK B
53A: Reimbursing bank
BANK B
……..
78: Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank
+ BENEFICIARY TIME DRAFT SHALL BE NEGOTIATED ON AT SIGHT BASIS AND
SHOULD BE FORWARDED TO THE DRAWEE BANK (BANK B).
+ ALL DOCUMENTS MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO US (BANK A) IN ONE LOT BY COURIER SERVICES….. “
Phần trích dẫn nêu trên cho thấy Trường 41D (Thanh toán) và Truòng 42C (Hối phiếu) thể hiện LC có giá trị thanh toán bằng cách chiết khấu hối phiếu có kỳ hạn 90 ngày sau ngày vận đơn..Tuy nhiên, tại Trường 78 (Các chỉ thị đối với ngân hàng chiết khấu/chấp nhận/thanh toán), Ngân hàng A (NHPH) lại chỉ thị hối phiếu có kỳ hạn sẽ được chiết khấu trên cơ sở trả ngay và gửi cho ngân hàng bị ký phát (Ngân hàng B) để được hoàn trả, còn tất cả các chứng từ (ngoại trừ hối phiếu) phải gửi trực tiếp cho Ngân hàng A.
2. Giao dịch liên quan đến LC UPAS được thực hiện như thế nào ?
Giao dịch LC UPAS gồm 10 bước thực hiện như sau:
1. Nhà nhập khẩu (người mở LC) và nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) thoả thuận điều kiện bán hàng, theo đó nhà xuất khẩu sẽ được trả tiền ngay.
2. Nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng của minh tài trợ nhập khẩu thanh toán bằng LC, thời gian tài trợ là 90 ngày hoặc 180 ngày sau ngày nhận được chứng từ hoặc sau ngày vận đơn (90 or 180 days sight or after B/L date), tuỳ theo nhu cầu và khả năng hoàn trả của nhà nhập khẩu.
3. NHPH phát hành LC UPAS yêu cầu hối phiếu trả chậm 90/180 ngày ký phát đòi tiền ngân hàng hoàn trả được chỉ định ( a nominated reimbursing bank – NHHT), thường là một chi nhánh địa phương của NHPH và nêu rằng người hưởng lợi sẽ được thanh toán ngay với mọi chi phí lãi do người mở LC chịu.
NHPH cũng sẽ gửi cho NHHT một uỷ quyền hoàn trả có điều kiện trả tiền giống như LC quy định.
Uỷ quyền đó cũng sẽ yêu cầu NHHT chấp nhận và chiết khấu hối phiếu theo thoả thuận giữa NHPH và NHHT.
4. Người hưởng lợi thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ cho ngân hàng địa phương của mình để được thanh toán ngay.
5. Ngân hàng địa phương kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ phù hợp thực hiện yêu cầu hoàn trả như sau:
(i) Các chứng từ gốc ngoại trừ hối phiếu được gửi cho NHPH.
(ii) Hối phiếu cùng với thư đòi tiền được gửi cho NHHT.
6. NHHT nhận được hối phiếu sẽ thực hiện theo uỷ quyền hoàn trả, tức là chấp nhận và chiết khấu hối phiếu. Số tiền hối phiếu sau đó được chuyển cho ngân hàng của người hưởng lợi (trừ phí hoàn trả).
NHHT sau đó sẽ liên hệ NHPH thông báo rằng hối phiếu đã được xuất trình, chấp nhận và chiết khấu và thông báo ngày đáo hạn của hối phiếu và tất cả các loại phí liên quan đến việc chấp nhận và chiết khấu hối phiếu.
7. Nhận được điện thông báo từ NHHT và chứng từ từ ngân hàng của người hưởng lợi, NHPH kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ phù hợp, sẽ thông báo cho người mở LC ngày đáo hạn và tất cả các loại phí. NHPH cũng sẽ giao chứng từ cho người mở LC để nhận hàng.
8. Ngân hàng của người hưởng lợi khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng hoàn trả thực hiện ghi có tài khoản của người hưởng lợi sau khi trừ phí.
9. Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NHPH sẽ thanh toán cho NHHT số tiền hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh (phí hối phiếu UPAS có thể được thanh toán trước tuỳ theo thoả thuận giữa NHPH và NHHT).
10. Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NHPH sẽ thu số tiền hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh từ người mở LC (các phí có thể được thu trước tuỳ theo thoả thuận giữa NHPH và người mở LC).
Một điều quan trọng cần lưu ý là nghĩa vụ thanh toán của NHPH đối với NHHT là hoàn toàn tách biệt với nghĩa vụ thanh toán của người mở LC đối với NHPH. NHPH có nghĩa vụ phải thanh toán cho NHHT ngay cả khi không được người mở LC thanh toán.
LC UPAS được phát hành trong trường hợp nào và ai sẽ được hưởng lợi từ giao dịch này ?Quy trình thực hiện giao dịch LC UPAS cho thấy LC UPAS được phát hành khi nhà nhập khẩu (người mở LC) muốn nhập hàng trả ngay nhưng lại muốn NHPH tài trợ, trong khi NHPH vì lý do nào đó lại muốn ngân hàng được chỉ định thanh toán (thông thường là một chi nhánh địa phương của NHPH) thực hiện việc tài trợ trên cơ sở bảo đảm của NHPH. Giữa NHPH và ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) có một thoả thuận riêng mà người mở LC không nhất thiết phải là một bên tham gia vào giao dịch đó.Quy trình thực hiện giao dịch LC UPAS cũng cho thấy hầu như các bên liên quan, trong chừng mực nào đó, đều có thể hưởng lợi từ giao dịch LC UPAS.- Người mở LC có thể hưởng lợi đôi đường: (i) được tài trợ 90-180 ngày, tuỳ theo nhu cầu và khả năng trả nợ; (ii) có thể mua hàng hoá với giá thấp hơn, kéo theo thuế nhập khẩu phải trả sẽ ít hơn.- Đối với người hưởng lợi thì đây là cơ hội tốt nhất để: (i) có thể bán hàng lấy tiền ngay thay vì cấp tín dụng thương mại cho người mua và ngồi chờ số tiền đáo hạn; (ii).có thể bán với giá hợp lý bởi nếu đợi 90 ngày hoặc 180 ngày, giá cả thường sẽ tăng lên;- NHPH có thể hưởng một số lợi ích sau: (i) tài trợ giao dịch mà không phải bỏ vốn; (ii) trong sổ sách kế toán của NHPH giao dịch này có thể được thể hiện là một nghĩa vụ trực tiếp không được cấp vốn bởi việc thanh toán thực tế được NHĐCĐ thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của NHPH; và (iii) có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của NHĐCĐ và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình.- NHĐCĐ cũng hưởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả chậm..Hi vọng những giải thích trên đây, trong chừng mực nào đó, có thể giúp một số cán bộ tác nghiệp LC và bạn đọc quan tâm hiểu sâu hơn về loại LC UPAS./.Tài liệu tham khảo:- Abdulkader Bazara: On financing under a sight LC (lcviews.com)- LC Sam: UPAS (letterofcredìtforum.com)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)